Thông tư 19/2023/TT-BGTV (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 19/2023/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2023

THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định về Nhà chức trách hàng không;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (sau đây gọi là Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT như sau:
“2. Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT ngày 28 tháng 9 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT) như sau:
“Điều 8. Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
1. Hãng hàng không có trách nhiệm thông báo ngay cho hành khách về việc thay đổi thời gian khởi hành của chuyến bay.
2. Chuyến bay bị chậm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
3. Trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, người vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Trong trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển, ngoài các nghĩa vụ của khoản 3 Điều này, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau:
a) Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
b) Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản này mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
c) Đối với chuyến bay chậm kéo dài: ngoài nghĩa vụ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
5. Chuyến bay bị hủy là việc không thực hiện một chuyến bay mà lịch bay để đặt chỗ, bán vé của chuyến bay này đã được công bố trên hệ thống bán vé đặt chỗ (CRS) của người vận chuyển trong vòng 24 giờ trước thời gian khởi hành dự kiến.
6. Trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển và trường hợp chuyến bay bị hủy mà không được người vận chuyển thông báo trước cho hành khách, ngoài nghĩa vụ tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển phải thực hiện các nghĩa vụ đối với hành khách như sau:
a) Bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
c) Trường hợp hành khách từ chối áp dụng điểm b khoản này, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
d) Trường hợp hành khách từ chối áp dụng điểm b, c khoản này, người vận chuyển có thể thực hiện nghĩa vụ khác theo thoả thuận với hành khách.
7. Chuyến bay khởi hành sớm là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế sớm hơn 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
8. Trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận chỗ nhưng không được vận chuyển và không nhận được thông báo về việc thay đổi thời gian khởi hành sớm hoặc không đồng ý với việc thay đổi thời gian khởi hành sớm, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 6 Điều này.
9. Việc hoàn vé cho hành khách theo quy định tại Điều này được áp dụng như sau:
a) Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và phí hoàn vé (nếu có);
b) Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà hành khách đã trả; tiền vé bao gồm các khoản: giá dịch vụ vận chuyển; các khoản thuế, phí do Nhà nước quy định, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý, giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay mà hãng hàng không thu hộ; các khoản phụ thu khác có liên quan theo hóa đơn hợp pháp do hành khách cung cấp;
c) Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé, các dịch vụ khác đã sử dụng cho hành trình của hành khách.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BGTVT như sau:
“Điều 14. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp
1. Doanh nghiệp Việt Nam đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp của mình gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đến Cảng vụ hàng không theo các hình thức trực tiếp, qua đường bưu chính, trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận.
2. Doanh nghiệp Việt Nam đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đến Cảng vụ hàng không theo các hình thức trực tiếp, qua đường bưu chính, trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận nước ngoài.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng không có văn bản hướng dẫn người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết được tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cảng vụ hàng không hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác theo quy định.
4. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp nộp phí theo quy định pháp luật. Thời gian thực hiện nộp phí của người đề nghị không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
5. Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp có hiệu lực kể từ ngày ký và bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp ngừng hoạt động xuất vận đơn hàng không 06 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận;
b) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp bị thu hồi, Cảng vụ hàng không quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay hoạt động xuất vận đơn hàng không thứ cấp. Trường hợp Cảng vụ hàng không quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp do Cục Hàng không Việt Nam cấp trước đây thì thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam biết để theo dõi.”.
4. Bãi bỏ khoản 7 Điều 21 Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT.
5. Thay thế các Phụ lục IX, X ban hành kèm theo Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi bổ sung tại Phụ lục IV, V ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BGTVT bằng các Phụ lục I, II tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Thay thế Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT đã được bổ sung tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT bằng Phụ lục III tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (sau đây gọi là Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT)
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT ngày 25 tháng 08 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không và Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (sau đây gọi là Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT) như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Bồi thường ứng trước không hoàn lại là việc bồi thường bằng tiền hoặc bằng các hình thức phù hợp khác mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong các trường hợp theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách.
2. Hành khách bị từ chối vận chuyển là hành khách đã có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng bị người vận chuyển từ chối vận chuyển.
3. Thời gian khởi hành thực tế (Actual Off Block Time-AOBT) là thời gian thực tế tàu bay được đẩy hoặc bắt đầu di chuyển khỏi vị trí đỗ.
4. Chuyến bay bị chậm kéo dài là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 4 tiếng so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
5. Người vận chuyển là hãng hàng không khai thác thực tế các chuyến bay.
6. Xác nhận chỗ là việc người vận chuyển xác nhận hành khách đã có chỗ trên chuyến bay.
7. Lịch bay căn cứ là lịch bay của hãng hàng không được cập nhật đến thời điểm 22 giờ (giờ Hà Nội) vào hệ thống dữ liệu của Người khai thác cảng hàng không của ngày hôm trước ngày dự kiến khai thác.”.
2. Thay thế cụm từ “cất cánh” bằng cụm từ “khởi hành” tại khoản 5, 7 Điều 4 Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT, điểm a khoản 4 Điều 9 và khoản 3 Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc báo cáo hoạt động và báo cáo số liệu trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT)
1. Thay thế cụm từ “cất cánh” bằng cụm từ “khởi hành” tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT.
2. Sửa đổi điểm e khoản 4 Điều 4 như sau:
“e) Báo cáo số liệu chậm, hủy chuyến (hàng ngày) theo Mẫu HHK-6 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: số liệu từ 00 giờ 00 đến hết 23 giờ 59 (giờ Hà Nội), báo cáo trước 15 giờ 00 ngày kế tiếp, trong đó: báo cáo đến Cục Hàng không Việt Nam: số liệu toàn mạng cảng hàng không Việt Nam; báo cáo đến Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay và Người khai thác cảng hàng không, sân bay: số liệu tại từng cảng hàng không tương ứng;”.
3. Bổ sung khoản 6b vào Điều 4 như sau:
“6b) Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo số liệu đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không bao gồm:
Báo cáo số liệu chậm, hủy chuyến các hãng hàng không Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay (hàng ngày) theo Mẫu CHK-01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này: số liệu từ 00 giờ 00 đến hết 23 giờ 59 (giờ Hà Nội), báo cáo trước 09 giờ 00 ngày thứ hai kế tiếp của ngày báo cáo.”.
4. Thay thế, bổ sung các mẫu được ban hành kèm theo Phụ lục của Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT như sau:
a) Thay thế các Mẫu HK-1, Mẫu HK-2, Mẫu HK-3, Mẫu HK-4, Mẫu CV¬-2, Mẫu CV-3, Mẫu CV-4, Mẫu CV-5, Mẫu QLB-1, Mẫu QLB-2, Mẫu QLB-3, Mẫu QLB-4, Mẫu QLB-5, Mẫu HHK-1, Mẫu HHK-2, Mẫu HHK-3, Mẫu HHK-4, Mẫu HHK-5, Mẫu HHK-6, Mẫu HHK-7, Mẫu HHK-8, Mẫu XDHK, Mẫu PVMĐ bằng các mẫu tương ứng với các mẫu số thứ tự 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thay thế các Mẫu CV-1, Mẫu QLB-6 đã được thay thế tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT bằng các mẫu tương ứng với các mẫu số thứ tự 5, 15 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bổ sung Mẫu CHK-01 vào Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 33/2016/TT-BGTVT bằng mẫu số thứ tự 26 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số cụm từ của Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không
Thay thế cụm từ “cất cánh” bằng cụm từ “khởi hành” tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT, điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT, điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT, khoản 2 Điều 10 Thông tư số 36/2014/TT-BGTVT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 27/2017/TT-BGTVT.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đã gửi đến Cục Hàng không Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT.
3. Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có giá trị đến khi Giấy chứng nhận bị thu hồi.
4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
– Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
– Lưu: VT, VT (B2).KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Anh Tuấn

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Phụ lục IX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

………, ngày…. tháng…. năm….

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ XUẤT VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG THỨ CẤP

(Áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp của mình)

Kính gửi: Cảng vụ hàng không ……….*

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp):

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):……………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

……………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……………………………………

Do:…………………….. cấp ngày………. tháng……… năm…….. tại………………………………………

Lĩnh vực hoạt động chính:………………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………….. Fax:…………… Email:…………… Website (nếu có)…………………..

Đại diện theo pháp luật:

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………

Chức vụ:………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp Việt Nam (nêu rõ tên tổ chức, cá nhân).

Chúng tôi cam kết:

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo.

– Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và những quy định liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giao nhận Việt Nam.

 

 Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp
(Ghi rõ chức danh cụ thể ký tên, đóng dấu)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

 Vận đơn thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận.

*Ghi chú: Phần kính gửi ghi cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ là các Cảng vụ hàng không miền Bắc hoặc miền Trung hoặc miền Nam tùy theo lựa chọn của người nộp hồ sơ.

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Phụ lục X

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

………, ngày…. tháng…. năm….

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ XUẤT VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG THỨ CẤP

(Áp dụng đối với doanh nghiệp Việt Nam đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận nước ngoài)

Kính gửi: Cảng vụ hàng không …….…*

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp):

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):……………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

……………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………………………

Do:………………………… cấp ngày….. tháng……… năm…….. tại………………………………

Lĩnh vực hoạt động chính:…………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………. Fax:……….. Email:……………….. Website (nếu có)…………………

Đại diện theo pháp luật:

Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ:……………………………………………………………………………………………………….

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn thành thủ tục đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận nước ngoài trên cơ sở thỏa thuận ký ngày … tháng …năm….

Giữa

Tên doanh nghiệp……………………………………………………………………………………………………..

Trụ sở chính:………………………………………………………………………………………………….

Được thành lập theo giấy phép số:……………………………… ngày……. /…… /………………

do……………………. cấp với ngành nghề……………………………………………………………….

Tên doanh nghiệp giao nhận nước ngoài………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh)

……………………………………

Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………………………

Do:…………………… cấp… ngày….. tháng……… năm……. tại…………………………………….

Đại diện theo pháp luật:

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………

Chức vụ:………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết:

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị và hồ sơ kèm theo.

– Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung và những quy định liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp Việt Nam.

 

 Đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp
(Ghi rõ chức danh cụ thể ký tên, đóng dấu)

Tài liệu gửi kèm bao gồm:

– Vận đơn thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận nước ngoài.

* Ghi chú: Phần kính gửi ghi cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ là các Cảng vụ hàng không miền Bắc hoặc miền Trung hoặc miền Nam tùy theo lựa chọn của người nộp hồ sơ.

 

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

Phụ lục XIV

CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM CẢNG VỤ HÀNG KHÔNG…
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /GCN-CVHK…

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm…

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp/đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp cho doanh nghiệp giao nhận nước ngoài

Cảng vụ hàng không… chứng nhận:

1. Tên doanh nghiệp…………………………………………………………………………………………………

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ………. do … cấp…. /…/…..

3. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………..

4. Lĩnh vực hoạt động chính:……………………………………………………………………………………..

5. Phạm vi hoạt động:………………………………………………………………………………………………

6. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận: doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện các quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014, các Thông tư hướng dẫn và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

 

Nơi nhận:
– ………;
– ………;
– Lưu: VT,…;

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 06 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

STT

Mã báo cáo

Tên mẫu

1

Mẫu HK-1

Báo cáo sản xuất, kinh doanh về vận tải – xếp dỡ (hàng tháng)

2

Mẫu HK-2

Báo cáo phương tiện vận tải (6 tháng)

3

Mẫu HK-3

Báo cáo tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam (hàng tháng)

4

Mẫu HK-4

Báo cáo tai nạn tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam

5

Mẫu CV-1

Báo cáo số liệu vận chuyển từng chuyến bay (hàng tuần)

6

Mẫu CV-2

Báo cáo số liệu sản lượng của các Cảng vụ hàng không (hàng tuần)

7

Mẫu CV-3

Báo cáo số liệu ước thông qua các cảng hàng không, sân bay (hàng tháng)

8

Mẫu CV-4

Báo cáo số liệu thông qua các cảng hàng không, sân bay (hàng tháng)

9

Mẫu CV-5

Báo cáo tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay (hàng tháng)

10

Mẫu QLB-1

Báo cáo sản lượng điều hành bay tuần (hàng tuần)

11

Mẫu QLB-2

Báo cáo ước sản lượng điều hành bay trong các vùng thông báo bay của Việt Nam (hàng tháng)

12

Mẫu QLB-3

Báo cáo số liệu quản lý hoạt động bay (hàng tháng)

13

Mẫu QLB-4

Báo cáo số liệu chuyến bay qua các đường hàng không quốc tế và nội địa trong các vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam (hàng tháng)

14

Mẫu QLB-5

Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động bay trong ngày (hàng ngày)

15

Mẫu QLB-6

Báo cáo số liệu hoạt động hàng không chung theo từng chuyến bay (hàng tuần)

16

Mẫu HHK-1

Báo cáo số liệu vận chuyển tuần (hàng tuần)

17

Mẫu HHK-2

Báo cáo ước số liệu vận chuyển tháng (hàng tháng)

18

Mẫu HHK-3

Báo cáo số liệu vận chuyển tháng (hàng tháng)

19

Mẫu HHK-4

Báo cáo số liệu vận chuyển quý (hàng quý)

20

Mẫu HHK-5

Báo cáo số liệu vận chuyển năm (hàng năm)

21

Mẫu HHK-6

Báo cáo số liệu chậm, hủy chuyến (hàng ngày)

22

Mẫu HHK-7

Báo cáo đội tàu bay và nhân sự (hàng năm)

23

Mẫu HHK-8

Báo cáo số liệu tài chính (hàng năm)

24

Mẫu XDHK

Báo cáo số liệu tra nạp xăng dầu hàng không trong ngày tại các cảng hàng không, sân bay (hàng tuần)

25

Mẫu PVMĐ

Báo cáo số liệu vận chuyển từng chuyến bay trong ngày tại cảng hàng không, sân bay (hàng tuần)

26

Mẫu CHK-01

Báo cáo tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay (hàng ngày)

 

 

Mẫu HK-1. Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh về vận tải – xếp dỡ (hàng tháng)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………………

Phần I: Vận tải hành khách

Đơn vị tính: 1.000

Chỉ tiêu

Mã số

Kế hoạch năm

Thực hiện

Hành khách

Hành khách.km

Từ đầu năm đến hết tháng trước

Dự kiến tháng này

Từ đầu năm đến hết tháng này

Hành khách

Hành khách.km

Hành khách

Hành khách.km

Hành khách

Hành khách.km

I-Vận chuyển nội địa

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

II-Vận chuyển quốc tế

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Phần II: Vận tải hàng hóa

Đơn vị tính: 1.000

Chỉ tiêu

Mã số

Kế hoạch năm

Thực hiện

Tấn

Tấn.km

Từ đầu năm đến hết tháng trước

Dự kiến tháng này

Từ đầu năm đến hết tháng này

Tấn

Tấn.km

Tấn

Tấn.km

Tấn

Tấn.km

I-Vận chuyển nội địa

Hãng hàng không….

Hãng hàng không …

Hãng hàng không …

II-Vận chuyển quốc tế

Hãng hàng không..

Hãng hàng không …

Hãng hàng không…

 

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Cách thức lập báo cáo Mẫu HK-1

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

+ Báo cáo về kết quả sản xuất, kinh doanh về vận tải – xếp dỡ theo các mục vận tải hành khách và vận tải hàng hóa (nội địa và quốc tế) của các hãng hàng không Việt Nam (hàng tháng).

+ Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Hành khách-kilomet thực hiện (Passenger kilometres performed): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hành khách chuyên chở trên từng chặng bay với quãng đường của chặng bay đó. Kết quả thu được tương ứng với số kilomet mà tất cả các hành khách đã đi.

2. Tấn-kilomet thực hiện (Tone-kilometres performed): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hàng hóa vận chuyển trên từng chặng với quãng đường của chặng đó.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 tháng một lần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 đến ngày cuối của tháng.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

 

Mẫu HK-2. Báo cáo phương tiện vận tải

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………….

CHỈ TIÊU

TỔNG SỐ

PHÂN CHIA THEO CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG

Đơn vị tính (chiếc)

Số lượng

Công suất

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Số lượng

Công suất

Số lượng

Công suất

Số lượng

Công suất

Số lượng tàu bay

* Loại

* Loại

 

 

 

 

 

Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày tháng năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Cách thức lập báo cáo Mẫu HK-2

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Báo cáo tình hình số liệu về phương tiện vận tải của các hãng hàng không Việt Nam.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: số liệu 06 tháng đầu năm: báo cáo trước ngày 20 tháng 7; số liệu 06 tháng cuối năm: báo cáo trước ngày 20 tháng 01 năm kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 06 tháng một lần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu 06 tháng đầu năm tính từ số liệu từ tháng 01 đến hết tháng 06 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ số liệu từ tháng 7 đến hết tháng 12 của kỳ báo cáo.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HK-3. Báo cáo tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam (hàng tháng)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………………

Chỉ tiêu

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Tổng

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Tỷ trọng

CHUYẾN BAY KHAI THÁC           
            
CHẬM CHUYẾN           
1. Trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay           
2. Quản lý, điều hành bay           
3. Hãng hàng không           
4. Thời tiết           
5. Lý do khác           
6. Tàu bay về muộn           
            
HỦY CHUYẾN           
1. Thời tiết           
2. Kỹ thuật           
3. Thương mại           
4. Khai thác           
5. Lý do khác           

Cách thức lập báo cáo Mẫu HK-3

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Số liệu báo cáo là tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam xuất phát từ các cảng hàng không, sân bay, diễn ra trong một tháng dương lịch.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước ngày 10 của tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 tháng một lần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 đến ngày cuối tháng.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HK-4. Báo cáo tai nạn tàu bay đăng ký mang quốc tịch Việt Nam (hàng năm)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ……………………………………………………………………………… .

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Phần I. Tàu bay bị tai nạn có trọng lượng cất cánh tối đa từ 5.700 kg trở lên

Thông tin về mỗi vụ tai nạn

…..

(Ngày xảy ra tai nạn)*

…..

(Ngày xảy ra tai nạn)*

…..

(Ngày xảy ra tai nạn)*

1. Nhà sản xuất và kiểu loại

2. Tên nhà khai thác

3. Có là nhà khai thác thương mại hay không?

4. Địa điểm xảy ra tai nạn

a. Quốc gia

b. Địa điểm cụ thể

5. Hình thức khai thác khi xảy ra tai nạn

a. Khai thác quốc tế hay nội địa

b. Thường lệ hay không thường lệ

c. Loại hình khác (chỉ rõ)

6. Thành viên tổ bay

a. Tổng số trên tàu

b. Số lượng chết

c. Số lượng bị thương nặng

7. Hành khách

a. Tổng số trên tàu

b. Số lượng chết

c. Số lượng bị thương nặng

8. Số nạn nhân không ở trên tàu bay

a. Số lượng chết

b. Số lượng bị thương nặng

   

*Ghi chú: các tai nạn được báo cáo riêng vào từng cột.

Phần II. Tàu bay bị tai nạn có trọng lượng cất cánh tối đa dưới 5.700 kg

Nội dung

Tàu bay khai thác bởi nhà khai thác vận chuyển thương mại

Tàu bay khai thác bởi nhà khai thác khác

Trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW) từ 2.250 kg-5.700 kg

MTOW dưới 2.250 kg

MTOW từ 2.250 kg- 5.700 kg

MTOW dưới 2.250 kg

Chuyến bay thương mại thường lệ quốc tế

Chuyến bay thương mại thường lệ nội địa

Chuyến bay không thường lệ

Chuyến bay khác

Các loại chuyến bay

Các loại chuyến bay

1. Số lượng tai nạn

a. Tổng số

b. Số người chết

2. Số người chết, trong đó:

a. Hành khách

b. Tổ bay

c. Ngoài tàu bay

3. Số người bị thương nặng, trong đó:

a. Hành khách

b. Tổ bay

c. Ngoài tàu bay

4. Số người trên tàu bay, trong đó:

a. Hành khách

b. Tổ bay

       

Cách thức lập báo cáo Mẫu HK-4

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

1. Số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình tai nạn đối với tàu bay dân dụng đăng ký mang quốc tịch Việt Nam trong một năm, kể cả trường hợp có nơi xảy ra tai nạn ở ngoài nước, tàu bay có người khai thác nước ngoài.

2. Tai nạn phải báo cáo: các trường hợp được coi là tai nạn theo phân loại trong Phụ lục 13 của ICAO.

3. Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

Phần I. Tàu bay bị tai nạn có trọng lượng cất cánh tối đa từ 5.700 kg trở lên

1. Nhà sản xuất và kiểu loại: ghi rõ tên nhà sản xuất và kiểu loại. Ví dụ: Boeing B767-300ER.

2. Tên nhà khai thác: ghi mã (code) của nhà khai thác (nếu có), ví dụ: BL, VN. Trong trường hợp nhà khai thác không có mã, ghi tên của nhà khai thác hoặc của cá nhân đăng ký tàu bay.

3. Địa điểm xảy ra tai nạn: ghi rõ nơi xảy ra tai nạn, tên quốc gia và điểm tai nạn gần nhất với một thành phố hoặc khu dân cư nào đó, ví dụ: Việt Nam, Vinh.

4. Tổ bay: bao gồm lái chính, lái phụ, tiếp viên, cơ giới, dẫn đường, giáo viên bay, giám sát.

5. Hành khách: tất cả người đi trên tàu ngoại trừ tổ bay.

6. Nạn nhân không ở trên tàu bay: các nạn nhân bị chết hay bị thương nặng do tai nạn tàu bay gây ra, không ở trên tàu bay khi tàu bay gặp tai nạn.

Phần II. Tàu bay bị tai nạn có trọng lượng cất cánh tối đa dưới 5.700 kg

Báo cáo các tai nạn xảy ra đối với các tàu bay không nằm trong Phần I.

– Một số thông tin khác sử dụng trong báo cáo:

1. Trọng lượng cất cánh tối đa (MTOW): ghi trọng lượng của tàu bay thể hiện trong chứng chỉ khả phi, tài liệu hướng dẫn bay hoặc các tài liệu chính thức khác.

2. Nhà khai thác vận chuyển thương mại: ghi doanh nghiệp vận tải hàng không.

3. Các nhà khai thác khác: các cá nhân, tổ chức hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại.

4. Chuyến bay thương mại thường lệ: các chuyến bay thương mại thực hiện theo lịch bay và các chuyến bay tăng chuyến của các chuyến bay theo lịch đó.

5. Chuyến bay không thường lệ: các chuyến bay thương mại không phải là các chuyến bay thương mại thường lệ nêu trên.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Giao thông vận tải.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước ngày 20 tháng 01 năm kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 năm một lần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu CV-1. Báo cáo số liệu vận chuyển từng chuyến bay (hàng tuần)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………………………..

Cơ quan nhận báo cáo: …………………………………………………………………………………………..

Thời hạn gửi báo cáo: ……………………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Tên cảng hàng không: ……………………………………………………………………………………………

Ngày bay (Date of Sector)

Số hiệu chuyến bay (Flight Number)

Chặng bay (Sector)

Loại MB (Aircraft Type)

Trọng tải cung ứng (Available Tons)

Ghế cung ứng (Configuration)

Hành khách (Passenger)

Hàng hóa (Cargo)

Bưu gửi (Mail)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

20MAY23

UA689

SFO-SGN

B747

60.000

347

53

300

20

20MAY23

UA689

SGN- HKG

B747

60.000

347

125

2.000

50

20MAY23

TR328

SIN-SGN

A320

18.000

180

100

20

5

20MAY23

TR329

SGN-SIN

A320

18.000

180

120

18

6

Cách thức lập báo cáo Mẫu CV-1

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Thống kê số lượng vận chuyển từng chuyến bay từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến hết 23 giờ 59 ngày thứ Ba tuần này theo giờ Hà Nội (GMT +7) của từng cảng hàng không thuộc khu vực quản lý.

+ Ngày bay (Date of Operation): ngày đến/đi cảng hàng không của chặng bay tính theo giờ địa phương. Ví dụ: 20MAY23.

+ Số hiệu chuyến bay (Flight Number): số hiệu chuyến bay gắn với hành trình bay được phê chuẩn. Ví dụ: UA869.

+ Chặng bay (Segment): chặng bay đến/đi cảng hàng không theo hành trình đi của khách. Do vậy một số hiệu chuyến bay có thể phải báo cáo theo nhiều chặng bay. Ví dụ: UA869 sẽ phải báo cáo sản lượng hành khách, hàng hóa, bưu gửi cho các chặng: SGN-HKG và SFO-SGN.

+ Loại máy bay (Aircraft Type): mã 3 hoặc 4 ký tự chỉ loại máy bay sử dụng. Ví dụ: B747 hoặc 747, A320 hoặc 320, B787 hoặc 787, AT72 hoặc AT7.

+ Trọng tải cung ứng (Available Tons-AT): ghi trọng tải thương mại tối đa của máy bay cho phép chuyên chở các đối tượng vận chuyển (hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi) đối với chuyến bay đó, được tính theo đơn vị Tấn. AT = Total Traffic Load + Underload Before LMC (tổng trọng tải thương mại đã được đưa lên tàu bay + trọng tải thương mại chưa sử dụng có thể chuyên chở thêm của chuyến bay).

+ Ghế cung ứng (Configuration): số ghế thương mại bố trí của chuyến bay.

+ Hành khách (Passenger): người sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không nhằm mục đích đi lại giữa các chặng bay của chuyến bay, bao gồm khách có thu nhập, khách giảm giá dịch vụ vận chuyển đặc biệt và khách miễn giá dịch vụ vận chuyển.

+ Hàng hóa (Cargo): hàng hóa tính theo kg được vận chuyển của chuyến bay.

+ Bưu gửi (Mail): lượng bưu gửi tính theo kg được vận chuyển của chuyến bay.

– Định dạng báo cáo:

+ Báo cáo được lập dưới định dạng excel.

+ Thời gian được định dạng ngày: DD/MM/YY. Ví dụ 20MAY23.

– Cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cảng vụ hàng không khu vực.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) vthk@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày thứ Năm hàng tuần.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến hết 23 giờ 59 ngày thứ Ba tuần này theo giờ Hà Nội (GMT +7).

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu CV-2. Báo cáo số liệu sản lượng của các Cảng vụ hàng không (hàng tuần)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Tên cảng hàng không: ……………………………………………………………………………………………

Chỉ tiêu

Đi

Đến

Quá cảnh trực tiếp

Tổng

Thực hiện tuần trước

% tăng, giảm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(2) + (3)

(6)

(7)=(5)/(6)

I- TOÀN KHU VỰC………..(II+III+…) 
1. Số lần cất/hạ cánh (lần chuyến)      
2. Hành khách (khách)      
3. Hàng hóa (tấn)      
II-CẢNG HÀNG KHÔNG……………
1. Số lần cất/hạ cánh (lần chuyến)      
2. Hành khách (khách)      
3. Hàng hóa (tấn)      
III- CẢNG HÀNG KHÔNG………………
1. Số lần cất/hạ cánh (lần chuyến)      
2. Hành khách (khách)      
3. Hàng hóa (tấn)      

Cách thức lập báo cáo Mẫu CV-2

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Thống kê sản lượng hạ, cất cánh, hành khách và hàng hóa của tất cả các chuyến bay của từng cảng hàng không và tất cả cảng hàng không thuộc khu vực quản lý.

+ Số lần cất/hạ cánh: một lượt tàu bay dân dụng cất hoặc hạ cánh từ cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

+ Hành khách: lượng hành khách (bao gồm cả khách có thu và khách không có thu) chuyên chở trên các chuyến bay dân dụng cất hoặc hạ cánh từ cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

+ Hàng hóa: lượng hàng hóa chuyên chở trên các chuyến bay dân dụng cất hoặc hạ cánh từ cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

– Định dạng báo cáo:

+ Báo cáo được lập dưới định dạng excel.

+ Thời gian được định dạng ngày: DD/MM/YY. Ví dụ 29MAY23.

– Cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cảng vụ hàng không khu vực.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) vthk@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày thứ Năm hàng tuần.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến hết 23 giờ 59 ngày thứ Ba tuần này theo giờ Hà Nội (GMT +7).

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu CV-3. Báo cáo số liệu ước thông qua các cảng hàng không, sân bay (hàng tháng)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Tên cảng hàng không: ……………………………………………………………………………………………

Chỉ tiêu

Tổng thực hiện tháng trước

Số liệu tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm

Đi

Đến

Quá cảnh trực tiếp

Tổng

% tăng, giảm so với tháng trước

% tăng, giảm so với cùng kỳ năm ngoái

Tổng

% thực hiện kế hoạch năm

tăng, giảm so với cùng kỳ năm ngoái

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(3)+(4)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

I-TOÀN KHU VỰC……………..(II+III+…)
1. Số lần cất/hạ cánh (lần chuyến)          
2. Hành khách (khách)          
3. Hàng hóa (tấn)          
II- CẢNG HÀNG KHÔNG……………
1. Số lần cất/hạ cánh (lần chuyến)          
2. Hành khách (khách)          
3. Hàng hóa (tấn)          
III- CẢNG HÀNG KHÔNG………………..
1. Số lần cất/hạ cánh (lần chuyến)          
2. Hành khách (khách)          
3. Hàng hóa (tấn)          

Cách thức lập báo cáo Mẫu CV-3

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Báo cáo số liệu ước thông qua các cảng hàng không, sân bay hàng tháng của kỳ báo cáo.

+ Số lần cất/hạ cánh: một lượt tàu bay dân dụng cất hoặc hạ cánh từ cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

+ Hành khách: lượng hành khách (bao gồm cả khách có thu và khách không có thu) chuyên chở trên các chuyến bay dân dụng cất hoặc hạ cánh từ cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

+ Hàng hóa: lượng hàng hóa chuyên chở trên các chuyến bay dân dụng cất hoặc hạ cánh từ cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cảng vụ hàng không khu vực.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) vthk@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày 18 hàng tháng.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu ước thông qua các cảng hàng không, sân bay cả tháng từ ngày 01 đến ngày cuối tháng của kỳ báo cáo.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu CV-4. Báo cáo số liệu thông qua các cảng hàng không, sân bay (hàng tháng)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Tên cảng hàng không: ……………………………………………………………………………………………

Chỉ tiêu

Số lần cất, hạ cánh

Hành khách

Hàng hóa

Bưu gửi

Đi

Đến

Tổng

Quá cảnh trực tiếp

Đi

Đến

Tổng

Quá cảnh trực tiếp

Đi

Đến

Tổng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(3)+(4)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)+(8)

(10)

(11)

(12)

(13)=(11)+(12)

A. Vận chuyển thương mại

1. Thường lệ quốc tế

2. Không thường lệ quốc tế

3. Tổng quốc tế

4. Nội địa thường lệ và không thường lệ

5. Tổng vận chuyển thương mại

6. Các chuyến bay chở hàng

            
B. Tổng các hoạt động bay khác            

Cách thức lập báo cáo Mẫu CV-4

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Báo cáo số liệu thông qua các cảng hàng không, sân bay hàng tháng của kỳ báo cáo.

+ Thường lệ quốc tế: các chuyến bay theo lịch quốc tế và được thể hiện trên lịch bay công bố hoặc được mở rộng rãi cho mọi người đặt chỗ, các chuyến bay tăng chuyến cho các chuyến thường lệ quá tải.

+ Không thường lệ quốc tế: các chuyến bay thuê chuyến hoặc các chuyến bay đặc biệt khác ngoài các chuyến bay thương mại thường lệ.

+ Nội địa: các chuyến bay nội địa bao gồm cả thường lệ và không thường lệ.

+ Chuyến bay chở hàng: áp dụng cho các chuyến bay chuyên chở hàng hóa, thư tín, không chở khách.

+ Tổng vận chuyển thương mại: số cộng dồn của quốc tế và nội địa.

+ Tổng các hoạt động bay khác: bao gồm các hoạt động bay thương mại khác như với các loại bay chụp ảnh, khí tượng, khảo sát địa chất, trồng rừng, phục vụ dầu khí…

+ Số lần cất, hạ cánh: tổng số lần tàu bay cất, hạ cánh trong tháng báo cáo, số lần máy bay cất cánh và số lần máy bay hạ cánh được tính riêng rẽ. Ví dụ: một lần tàu bay cất hạ cánh được tính làm hai lần hoạt động.

+ Hành khách:

+ Hành khách đi: khách (bao gồm khách có thu và khách không có thu) có hành trình bắt đầu từ sân bay báo cáo hoặc là khách xuống từ một chuyến bay và tiếp tục hành trình trên một chuyến bay khác ngoại trừ khách quá cảnh trực tiếp.

+ Hành khách đến: khách (bao gồm khách có thu và khách không có thu) có hành trình kết thúc tại sân bay báo cáo hoặc là khách xuống và tiếp tục hành trình trên một chuyến bay khác ngoại trừ khách quá cảnh trực tiếp.

+ Tổng: tổng cộng hành khách đi và hành khách đến.

+ Khách quá cảnh trực tiếp: hành khách tiếp tục hành trình trên chuyến bay có chung số hiệu với chuyến bay họ đã đến cảng hàng không báo cáo. Khách quá cảnh trực tiếp chỉ tính một lần; các khách quá cảnh khác được tính làm hai lần, một lần đi và một lần đến.

+ Hàng hóa và bưu gửi (bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao, không tính hành lý)

+ Hàng hóa đi và đến: cách tính tương tự như đối với hành khách đi và đến.

+ Hàng hóa quá cảnh trực tiếp: cách tính tương tự như đối với hành khách quá cảnh trực tiếp.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cảng vụ hàng không khu vực.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) vthk@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày 05 tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu thông qua các cảng hàng không, sân bay cả tháng từ ngày 01 đến ngày cuối tháng của kỳ báo cáo.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu CV-5. Báo cáo tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ……………………………………………………………………………….

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………..

Tên cảng hàng không: ……………………………………………………………………………

Chỉ tiêu

Hãng hàng không A

Hãng hàng không B

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Tổng

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Tỷ trọng

CHUYẾN BAY KHAI THÁC

40

40%

60

60%

100

 

SỐ CHUYẾN BAY KHỞI HÀNH ĐÚNG GIỜ (OTP)

35

87,5%

30

50%

65

65%

 

Chuyến bay bị chậm

5

12,5%

30

50%

35

35%

1. Trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay

1

2,5%

5

6

2. Quản lý, điều hành bay

2

5%

2

3. Hãng hàng không

4. Thời tiết

5

5

5. Lý do khác

8

8

6. Tàu bay về muộn

2

5%

12

14

 

Chuyến bay bị hủy

1. Thời tiết

2. Kỹ thuật

3. Thương mại

4. Khai thác

5. Lý do khác

Cách thức lập báo cáo Mẫu CV-5

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam xuất phát từ cảng hàng không, sân bay Việt Nam, diễn ra trong một ngày dương lịch.

– Tên cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc thống kê số liệu chậm, hủy chuyến bay các hãng hàng không Việt Nam.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Chuyến bay bị chậm: chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế (AOBT) muộn trên 15 phút so với lịch bay của hãng hàng không được cập nhật đến thời điểm 22 giờ (giờ Hà Nội) vào hệ thống dữ liệu của Người khai thác cảng hàng không của ngày hôm trước ngày dự kiến khai thác.

2. Chuyến bay bị hủy: chuyến bay không được thực hiện mà lịch bay của chuyến bay này đã được công bố trên hệ thống đặt chỗ, bán vé của người vận chuyển trong vòng 24 giờ so với thời gian khởi hành dự kiến.

3. Tỷ trọng: thương số giữa số chuyến bay bị chậm/hủy chuyến theo từng nguyên nhân trên tổng số chuyến bay bị chậm/hủy chuyến.

4. Nguyên nhân chậm chuyến: tổng hợp từ các nguyên nhân chi tiết với nội dung và các mã (mã chữ, mã số) cụ thể như sau:

Nguyên nhân

1. Nguyên nhân chủ quan

1.1. Trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không

 Kiểm tra an ninh

AS

85

– Xuất nhập cảnh, hải quan, y tế

AG

86

– Trang thiết bị tại sân bay, các vị trí đỗ, ùn tắc tại sân đỗ, các giới hạn về đèn hiệu, các tòa nhà cao tầng, cửa ra tàu bay…

AF

87

– Hạn chế tại sân bay đến: sân bay hoặc đường HCC đóng cửa do chướng ngại vật hoặc thời tiết, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AD

88

– Hạn chế tại sân bay đi do hạn chế về điều hành bay: sân bay hoặc đường HCC đóng cửa do chướng ngại vật hoặc thời tiết, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AM

89

– Hệ thống làm thủ tục hành khách, hành lý hỏng

ED

55

– Hệ thống làm thủ tục hàng hóa hỏng

EC

56

– Hệ thống làm thủ tục bay hỏng

EF

57

– Các hệ thống khác tại cảng hàng không hỏng

EO

58

1.2. Quản lý bay

 Tắc nghẽn luồng không lưu trong điều kiện tiêu chuẩn của nhu cầu và khả năng đáp ứng của đường hàng không khi điều hành bay đường dài

AT

81

– Tắc nghẽn luồng không lưu trong điều kiện bất thường về nhu cầu và khả năng đáp ứng của đường hàng không khi điều hành bay đường dài

AX

82

– Hạn chế tại điểm đến do sân bay hoặc đường cất hạ cánh đóng cửa do chướng ngại vật, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AE

83

– Hạn chế trong điều hành bay do thời tiết tại điểm đến

AW

84

1.3. Hãng hàng không

1.3.1. Kỹ thuật

 Tàu bay bị hỏng

TD

41

– Bảo dưỡng định kỳ nhưng bị kết thúc muộn so với kế hoạch

TM

42

– Bảo dưỡng đột xuất; các việc kiểm tra phát sinh sau bảo dưỡng định kỳ

TN

43

– Thiết bị phụ tùng, bảo dưỡng bị thiếu, hỏng

TS

44

– Phụ tùng thay thế cho tàu bay hỏng phải chờ mang tới từ địa điểm khác

TA

45

– Thay thế tàu bay vì lý do kỹ thuật

TC

46

– Tàu bay dự phòng không đưa được vào theo kế hoạch vì lý do kỹ thuật

TL

47

– Thay đổi chủng loại, tải trọng (số ghế) tàu bay so với kế hoạch

TV

48

1.3.2. Chờ chuyển khách, hàng hóa, hành lý từ các chuyến bay khác

RL

91

1.3.3. Tổ bay, khai thác bay

– Kế hoạch bay (tài liệu chuyến bay, các thay đổi chuyến bay) hoàn thành muộn

FP

61

– Các thay đổi về khai thác như lượng xăng, lượng tải

FF

62

– Tổ bay đến muộn hoặc quá trình chuẩn bị khởi hành bị muộn không vì nguyên nhân tổ bay nối chuyến hoặc chuyển sân

FT, FL

63, 66

– Các hạn chế đối với tổ bay như bị ốm đột xuất, chờ tổ bay dự bị, các giới hạn về thời gian bay, các giấy tờ về y tế, thị thực của tổ bay

FS, FC

64, 67

– Các yêu cầu đặc biệt đối với tổ bay chuyển sân không liên quan đến các yêu cầu về khai thác

FR, FA

65, 68

– Các yêu cầu của cơ trưởng đối với việc kiểm tra an ninh không liên quan đến các yêu cầu về khai thác

FB

69

1.3.4. Phục vụ mặt đất
 Tổng hợp tài liệu chuyến bay (bảng cân bằng trọng tải, bản kê hành khách…) bị chậm, không chính xác

GD

31

– Ảnh hưởng của việc bốc/dỡ hành lý đặc biệt, quá khổ; thiếu nhân viên

GL

32

– Thiết bị bốc/dỡ bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GE

33

– Thiết bị phục vụ bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GS

34

– Dọn vệ sinh tàu bay bị chậm

GC

35

– Việc tra, nạp xăng dầu bị chậm

GF

36

– Cung cấp suất ăn bị chậm

GB

37

– Mâm hàng (ULD) bị thiếu hoặc đang bảo trì

GU

38

– Trang thiết bị kỹ thuật bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GT

39

1.3.5. Sắp xếp lịch bay

– Chưa được sắp xếp cửa ra tàu bay theo kế hoạch do ảnh hưởng của chuyến bay khác đang sử dụng

OA

6

– Thời gian quay đầu tàu bay ít hơn so với thời gian quay đầu tối thiểu đã thể hiện

SG

9

1.3.6. Hành khách và hành lý, hàng hóa, bưu gửi

– Kết sổ chuyến bay muộn so với thời gian đóng quầy dự kiến để giải quyết khách sổ chờ

PD

11

– Kết sổ chuyến bay muộn so với thời gian đóng quầy dự kiến do ùn tắc, quá tải tại khu vực làm thủ tục

PL

12

– Có lỗi khi làm thủ tục đối với hành khách, hành lý

PE

13

– Chuyến bay bán quá lượng tải cung ứng; lỗi hệ thống đặt chỗ

PO, CO

14, 25

– Phục vụ khách VIP, báo chí; thất lạc hành lý cá nhân

PS

16

– Đặt suất ăn bị chậm hoặc đặt không đúng tới nhà cung cấp

PC

17

– Quy trình xử lý, phân loại hành lý

PB

18

– Có lỗi khi làm tài liệu hàng hóa, bưu gửi

CD, CE

21, 27

– Tập kết hàng hóa, bưu gửi đến vị trí muộn

CP, CL

22, 28

– Chậm trong việc chấp nhận vận chuyển hàng hóa, bưu gửi

CC, CA

23, 29

– Quy cách đóng gói không phù hợp

CI

24

– Chuẩn bị, thu xếp kho hàng muộn

CU

26

1.3.7. Ảnh hưởng chặng trước

– Có lỗi trong hệ thống làm thủ tục thẳng cho hành khách, hành lý nối chuyến

RT

92

– Chờ tổ bay tới từ chuyến bay khác

RS, RC

94, 95

– Do hoạt động điều hành khai thác của hãng trong việc đổi hành trình, chuyển hướng, ghép chuyến bay, thay đổi tàu bay không vì lý do kỹ thuật

RO

96

1.3.8. Lý do khác liên quan đến hoạt động của hãng hàng không

MI

97

2. Nguyên nhân khách quan

2.1. Thời tiết

 Thời tiết tại điểm xuất phát

WO

71

– Thời tiết tại điểm đến

WT

72

– Thời tiết trên đường bay hoặc tại sân bay dự bị

WR

73

– Dọn tuyết/băng trên thân tàu bay

WI

75

– Dọn tuyết/băng/cát/nước… tại sân bay

WS

76

– Dịch vụ mặt đất bị ảnh hưởng vì thời tiết

WG

77

2.2. Lý do khác

 Tìm khách, khách đến cửa ra tàu bay muộn; dỡ hành lý của khách bị từ chối vận chuyển; khách từ chối tiếp tục hành trình…

PH

15

– Phục vụ người tàn tật khi lên/xuống tàu bay

PW

19

– Tàu bay hư hại trong quá trình thực hiện chuyến bay (va phải với chim, sét đánh, nhiễu động, hạ cánh quá tải, va chạm khi đang lăn)

DF

51

– Tàu bay hư hại khi đang trên mặt đất (không trong giai đoạn lăn) do va chạm, hư hại khi chất xếp/dỡ tải, kéo tàu bay, ngập nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt

DG

52

– Các lý do khách quan khác

MO, MX

98, 99

3. Tàu bay về muộn

RA

93

3.1. Tàu bay về muộn vì lý do chủ quan

3.1.1. Do trang thiết bị, dịch vụ tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước

3.1.2. Do hạn chế về điều hành bay tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước

3.1.3. Do hoạt động khai thác của hãng hàng không tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước

3.2. Tàu bay về muộn vì lý do khách quan

– Do ảnh hưởng thời tiết chặng bay trước

WO, WT, WR, WI, WS, WG

71, 72, 73, 75, 76, 77

– Tìm khách, khách đến cửa ra tàu bay muộn; dỡ hành lý của khách bị từ chối vận chuyển; khách từ chối tiếp tục hành trình… của chặng bay trước

PH

15

– Phục vụ người khuyết tật khi lên/xuống tàu bay của chặng bay trước

PW

19

– Tàu bay hư hại trong quá trình thực hiện chuyến bay của chặng trước (va phải chim, sét đánh, nhiễu động, hạ cánh quá tải, va chạm khi đang lăn)

DF

51

– Tàu bay hư hại khi đang trên mặt đất (không trong giai đoạn lăn) do va chạm, hư hại khi chất xếp/dỡ tải, kéo tàu bay, ngập nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt của chặng trước

DG

52

– Chặng bay trước bị chậm vì tàu bay về muộn (chậm dây chuyền)

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Cảng vụ hàng không khu vực.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) vthk@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày 05 tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): từ ngày 01 đến ngày cuối tháng của kỳ báo cáo.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu QLB-1. Báo cáo sản lượng điều hành bay tuần (hàng tuần)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………………………..

Cơ quan nhận báo cáo: …………………………………………………………………………………………..

Thời hạn gửi báo cáo: ……………………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Chỉ tiêu

Thực hiện tuần trước

Thực hiện tuần này

% tăng, giảm

(1)

(2)

(3)

(4)

1. Bay đi đến

2. Bay quá cảnh

3. Tổng (1+2)

Cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-1

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Thống kê sản lượng điều hành bay tuần (hàng tuần).

+ Bay đi – đến: một lượt tàu bay dân dụng cất và/hoặc hạ cánh từ một hoặc nhiều cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.

+ Bay quá cảnh: một lượt tàu bay dân dụng bay qua vùng trời trách nhiệm do hàng không dân dụng Việt Nam quản lý, nhưng không hạ cánh xuống sân bay nào của Việt Nam.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) and@caa.gov.vn và phongqlhdb@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày thứ Năm hàng tuần.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến 24 giờ 00 ngày thứ Ba tuần này theo giờ UTC.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

   Mẫu QLB-2. Báo cáo ước sản lượng điều hành bay trong các vùng thông báo bay của Việt Nam (hàng tháng)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

Chỉ tiêu

Thực hiện tháng

Số liệu báo cáo tháng

Số liệu cộng dồn

Ước thực hiện

So với tháng trước

So với cùng kỳ năm trước

Ước thực hiện

So với cùng kỳ năm trước

So với kế hoạch năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I. Số chuyến bay điều hành (lần chuyến) 
I.1. FIR HAN       
1. Bay đi đến       
2. Bay quá cảnh       
3. Tổng cộng (1+2)       
I.2. FIR HCM       
1. Bay đi đến       
2. Bay quá cảnh       
3. Tổng cộng (1+2)       
I.3. TỔNG CỘNG       
1. Bay đi đến       
2. Bay quá cảnh       
3. Tổng cộng (1+2)       
 
II. Km điều hành quy đổi (nghìn km)       
 
III. Doanh thu       

Cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-2

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Báo cáo ước sản lượng điều hành bay trong các vùng thông báo bay của Việt Nam hàng tháng.

+ Hàng dọc (cột):

+ Thực hiện tháng trước (cột 2): số thực hiện của tháng trước trích trong báo cáo QLB-3 gửi về Cục HKVN vào ngày 05 hàng tháng (không phải số ước).

+ Số liệu tháng báo cáo: bao gồm chỉ tiêu tại các cột (3), (4) và (5). Cụ thể:

Cột (3): sản lượng ước thực hiện của tháng báo cáo.

Cột (4): tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa sản lượng ước của tháng này và sản lượng thực hiện của tháng trước [(4)=((3)-(2))/(2) x 100%].

Cột (5): tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa số ước của tháng này với số thực hiện của tháng này năm ngoái.

+ Số liệu cộng dồn: bao gồm các chỉ tiêu tại các cột (6), (7) và (8), cụ thể:

Cột (6): tổng sản lượng tính từ đầu năm dương lịch (bao gồm cả tháng báo cáo).

Cột (7): tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa tổng sản lượng cộng dồn (cột (6)) với tổng sản lượng cộng dồn của cùng kỳ năm ngoái.

Cột (8): tỷ lệ phần trăm giữa tổng sản lượng cộng dồn từ đầu năm và kế hoạch sản lượng của năm.

+ Hàng ngang (dòng):

+ Số chuyến bay điều hành (hàng I): tổng số chuyến bay do cơ quan điều hành bay của hàng không dân dụng điều hành, bao gồm bay đi – đến và bay quá cảnh như được định nghĩa dưới đây, trong đó:

FIR HAN: vùng thông báo bay Hà Nội.

FIR HCM: vùng thông báo bay Hồ Chí Minh.

Số liệu tại mỗi vùng FIR: một lượt tàu bay dân dụng bay vào một vùng FIR do hàng không dân dụng Việt Nam quản lý và có hạ cánh xuống một sân bay trong vùng FIR đó. Chiều ngược lại của tàu bay đó (khởi hành từ một sân bay trong vùng FIR đó và bay ra khỏi vùng FIR đó) cũng được tính là một chuyến bay riêng biệt.

+ Chuyến bay đi – đến (hàng 1): một lượt tàu bay dân dụng khởi hành từ một sân bay của Việt Nam sau đó hạ cánh xuống một sân bay khác cũng của Việt Nam (chuyến bay nội địa); hoặc một lượt tàu bay bay vào vùng trời trách nhiệm do hàng không dân dụng Việt Nam quản lý và có hạ cánh xuống một sân bay của Việt Nam (chuyến bay quốc tế). Chiều ngược lại của những chuyến bay như vậy cũng được tính là một chuyến bay riêng biệt.

+ Chuyến bay quá cảnh (hàng 2): một lượt tàu bay dân dụng bay qua vùng trời trách nhiệm do hàng không dân dụng Việt Nam quản lý, nhưng không hạ cánh xuống sân bay nào của Việt Nam.

+ Tổng (hàng 3): tổng số của các hàng 1+2.

+ Km điều hành quy đổi (hàng II): sản lượng được tính bằng số các chuyến bay nhân với độ dài của chặng bay điều hành.

+ Doanh thu: theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) and@caa.gov.vn và phongqlhdb@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày 18 hàng tháng.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra từ ngày 01 đến ngày cuối tháng theo giờ UTC.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu QLB-3. Báo cáo số liệu quản lý hoạt động bay (hàng tháng)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ……………………………………………………………………………………………..

Chỉ tiêu

SỐ LIỆU BÁO CÁO THÁNG

…(lần chuyến)

SỐ LIỆU CỘNG DỒN

….(lần chuyến)

Thực hiện Tháng …/20..

(…ngày)

Thực hiện Tháng …./20..

(…ngày)

So với tháng trước (%)

So với cùng kỳ năm trước (%)

Tổng hợp ….tháng năm 20…

So với cùng kỳ năm trước (%)

So với kế hoạch năm 20…

A. BAY ĐI ĐẾN       
I. Hãng hàng không Việt Nam       
1. Hãng hàng không…       
– Quốc tế       
– Nội địa       
2. Hãng hàng không…       
– Quốc tế       
– Nội địa       
3. Hãng hàng không…       
– Quốc tế       
– Nội địa       
4. Các chuyến bay khác       
– Quốc tế       
– Nội địa       
5. Hoạt động bay hàng không chung       
– Quốc tế       
– Nội địa       
II. Hãng hàng không quốc tế       
        
B. BAY QUÁ CẢNH       
– FIR HAN       
– FIR HCM       
C. TỔNG SỐ (A+B)       

– Nhận xét:

Cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-3

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: báo cáo số liệu quản lý hoạt động bay (hàng tháng).

– Thông tin sử dụng trong báo cáo đã được nêu trong cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-2.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) and@caa.gov.vn và phongqlhdb@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày 05 tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra từ ngày 01 đến ngày cuối tháng theo giờ UTC.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu QLB-4. Báo cáo số liệu chuyến bay qua các đường hàng không quốc tế và nội địa trong vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam (hàng tháng)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

TT

Tên đường hàng không

Thực hiện tháng …./20… (…ngày)

Thực hiện tháng trước (…. ngày)

So sánh % /ngày

Thực hiện Tháng …/…

Số Chuyến/ngày

Thực hiện Tháng …/…

Số Chuyến/ngày

Cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-4

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: báo cáo số liệu chuyến bay qua các đường hàng không quốc tế và nội địa trong vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam (hàng tháng). Lưu ý: một chuyến bay bay trên nhiều đường hàng không cần phải thống kê số lần bay cho từng đường hàng không cụ thể mà chuyến bay đó sử dụng trên đường hàng không đó.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo đã được nêu trong cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-2.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) and@caa.gov.vn và phongqlhdb@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 10 giờ 00 ngày 05 tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra ngày 01 đến ngày cuối tháng theo giờ UTC.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu QLB-5. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động bay trong ngày (hàng ngày)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

1. Số liệu chỉ huy điều hành bay:

TỔNG SỐ 
Số chuyến bay VIP 
Bay quá cảnh: 
FIR HAN 
FIR HCM 
Bay đi đến: 
1. Hãng hàng không Việt Nam 
+ Hãng hàng không… 
+ Hãng hàng không… 
+ Hãng hàng không… 
+ Hoạt động bay hàng không chung 
2. Hãng hàng không nước ngoài 

2. Tình hình thời tiết trong ngày:

3. Tình trạng hoạt động của hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay:

4. Các sự cố trong lĩnh vực quản lý bảo đảm hoạt động bay:

5. Các lưu ý và đề nghị (nếu có).

Cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-5

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động bay trong ngày (hàng ngày).

– Thông tin sử dụng trong báo cáo đã được nêu trong cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-2.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) and@caa.gov.vn và phongqlhdb@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 15 giờ 00 ngày kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng ngày.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): từ 00 giờ 00 đến hết 23 giờ 59 (giờ UTC) ngày báo cáo.

h) Mẫu đề cương báo cáo: như nội dung từ 1-5 nêu trên.

Mẫu QLB-6. Báo cáo số liệu hoạt động hàng không chung theo từng chuyến bay (hàng tuần)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

Nhà khai thác tàu bay (Operator)

Số hiệu chuyến bay (Callsign)

Loại máy bay (Aircraft Type)

Mục đích khai thác (Purpose)

Từ điểm (From)

Đến điểm (To)

Ngày khai thác (Date of Operation)

Đường hàng không (ATS route)

Giờ cất cánh thực tế (ATOT)

Giờ hạ cánh thực tế (ALDT)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

Cách thức lập báo cáo Mẫu QLB-6

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu:

+ Thống kê hoạt động hàng không chung theo từng chuyến bay.

+ Người khai thác tàu bay (Operator): hãng hàng không/người khai thác tàu bay thực hiện chuyến bay hàng không chung. Ví dụ: Công ty CPHK Hải Âu (HAI), các hãng hàng không/người khai thác tàu bay khác (UNK)…

+ Số hiệu chuyến bay (Callsign): số hiệu chuyến bay gắn với hành trình bay được phê duyệt, cấp phép bay. Ví dụ: HAI611.

+ Loại máy bay (Aircraft Type): mã 3 hoặc 4 ký tự chỉ loại máy bay sử dụng.

+ Mục đích khai thác: mục đích khai thác đã được nêu trong phép bay đã được cấp.

+ Từ điểm (From): điểm bắt đầu của chuyến bay.

+ Đến điểm (To): điểm kết thúc của chuyến bay.

+ Ngày khai thác (Date of Operation): ngày chuyến bay bắt đầu thực hiện theo giờ địa phương.

+ Đường hàng không (ATS route): liệt kê tên tất cả các đường hàng không mà chuyến bay đã sử dụng.

+ Giờ cất cánh thực tế (ATOT) tại đường cất hạ cánh: thời điểm thực tế tàu bay cất cánh khỏi đường cất hạ cánh.

+ Giờ hạ cánh thực tế (ALDT) tại đường cất hạ cánh: thời điểm thực tế tàu bay hạ cánh trên đường cất hạ cánh.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: thư điện tử (E-mail) and@caa.gov.vn và phongqlhdb@caa.gov.vn.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 15 giờ 00 thứ Tư hàng tuần.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến 24 giờ 00 ngày thứ Ba tuần này theo giờ UTC.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-1. Báo cáo số liệu vận chuyển tuần (hàng tuần)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ……………………………………………………………………………………………..

Chỉ tiêu

Quốc tế

Nội địa

Tổng

Thực hiện tuần trước

% tăng, giảm

a

b

c

d

đ

e

CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI THƯỜNG LỆ
1. Số lần máy bay cất cánh (lần chuyến)     
2. Hành khách chuyên chở (khách)     
3. Hàng hóa chuyên chở (tấn)     
CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI KHÔNG THƯỜNG LỆ
4. Số lần máy bay cất cánh (lần chuyến)     
5. Hành khách chuyên chở (khách)     
6. Hàng hóa chuyên chở (tấn)     
CÁC CHUYẾN BAY PHI THƯƠNG MẠI
7. Số lần máy bay cất cánh (lần chuyến)     

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-1

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là số liệu tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một tuần.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Chuyến bay thương mại: chuyến bay có thu tiền.

2. Chuyến bay thương mại thường lệ: các chuyến bay thương mại thực hiện theo lịch bay và các chuyến bay tăng chuyến của các chuyến bay theo lịch đó.

3. Chuyến bay thương mại không thường lệ: các chuyến bay thương mại không phải là các chuyến bay thương mại thường lệ nêu trên.

4. Chuyến bay phi thương mại: chuyến bay không thu tiền như chuyến bay thử, chuyến bay huấn luyện v.v.

5. Số lần máy bay cất cánh (Aircraft departures): tổng số lần máy bay cất cánh hoặc tổng số chặng bay.

6. Hành khách chuyên chở (Passenger carried): tổng số hành khách vận chuyển (bao gồm khách có thu và khách không có thu), mỗi hành khách đi trên một chuyến bay (với cùng một số hiệu chuyến bay) chỉ được tính một lần và không được tính riêng cho từng chặng bay của chuyến bay đó, trừ trường hợp hành khách đó đi trên chuyến bay quốc tế kết hợp nội địa với cùng một số hiệu thì được tính cho cả chặng quốc tế và chặng nội địa. Không tính hành khách không có thu.

* Khách có thu: bao gồm khách vận chuyển theo hình thức khuyến mại (ví dụ: mua hai tặng một), các chương trình giảm giá đặc biệt (ví dụ: khách theo chương trình khách hàng thường xuyên-FFP), khách của các chương trình hợp tác giảm giá, khách đi giá ưu đãi (thuyền viên, quân đội, thanh niên, sinh viên…).

* Khách không có thu: khách đi vé miễn cước, khách đi giá vé khuyến mại áp dụng cho nhân viên của hãng hàng không hoặc đại lý của hãng đó hoặc người khác nhưng đi phục vụ công việc của hãng, khách đi với trẻ sơ sinh không chiếm chỗ.

7. Hàng hóa chuyên chở (Freight tone carried): tổng khối lượng hàng hóa (tấn) tính bằng cách cộng dồn tổng tấn hàng chuyên chở trên từng chuyến bay và mỗi tấn hàng chỉ tính một lần cho dù chuyến bay đó gồm nhiều chặng. Đối với trường hợp lượng hàng đó được vận chuyển trên chuyến bay quốc tế kết hợp nội địa với cùng một số hiệu có thể tính riêng cho cả chặng quốc tế và chặng nội địa.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước 10 giờ 00 thứ Năm hàng tuần.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 lần/tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ thứ Tư tuần trước đến thứ Ba tuần này.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-2. Báo cáo ước số liệu vận chuyển tháng (hàng tháng)

Đơn vị báo cáo:……………………………………………………………………………………………………..

Cơ quan nhận báo cáo: …………………………………………………………………………………………..

Thời hạn gửi báo cáo: ……………………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………………………..

Chỉ tiêu

Tổng thực hiện tháng trước

Số liệu tháng báo cáo

Cộng dồn từ đầu năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng

% tăng giảm so với tháng trước

% tăng giảm so với cùng kỳ năm ngoái

Tổng

% thực hiện kế hoạch năm

% thực hiện so với cùng kỳ năm ngoái

a

b

c

d

đ

e

g

h

i

k

CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI THƯỜNG LỆ
1. Số lần máy bay cất cánh (lần chuyến)         
2. Hành khách chuyên chở (khách)         
3. Hàng hóa chuyên chở (tấn)         
4. Khách-km thực hiện (nghìn)         
5. Ghế-km cung ứng (nghìn)         
6. Hệ số sử dụng ghế (%)         
7. Tấn-km thực hiện (nghìn)         
8. Tấn-km cung ứng (nghìn)         
9. Hệ số sử dụng tải (%)         
10. Thị phần vận chuyển hành khách (%)         
11. Hệ số tin cậy khai thác (%) 

      
CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI KHÔNG THƯỜNG LỆ
12. Số lần máy bay cất cánh (lần chuyến)         
13. Hành khách chuyên chở (khách)         
14. Hàng hóa chuyên chở (tấn)         
15. Khách-km thực hiện (nghìn)         
16. Ghế-km cung ứng (nghìn)         
17. Tấn-km thực hiện (nghìn)         
18. Tấn-km cung ứng (nghìn)         
CÁC CHUYẾN BAY PHI THƯƠNG MẠI
19. Số lần máy bay cất cánh (lần chuyên)         
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH         
20. Doanh thu (triệu đồng) 

      
           

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-2

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là số liệu ước tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một tháng. Lưu ý: không nhập số liệu vào các phần có đường gạch đứt(–).

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Chuyến bay thương mại thường lệ: các chuyến bay thương mại thực hiện theo lịch bay và các chuyến bay tăng chuyến của các chuyến bay theo lịch đó.

2. Chuyến bay thương mại không thường lệ: các chuyến bay thương mại không phải là các chuyến bay thương mại thường lệ nêu trên.

3. Chuyến bay phi thương mại: chuyến bay không thu tiền như chuyến bay thử, chuyến bay huấn luyện v.v.

4. Số lần máy bay cất cánh (Aircraft departures): tổng số lần máy bay cất cánh hoặc tổng số chặng bay.

5. Hành khách chuyên chở (Passenger carried): tổng số hành khách vận chuyển (bao gồm khách có thu và khách không có thu), mỗi hành khách đi trên một chuyến bay (với cùng một số hiệu chuyến bay) chỉ được tính một lần và không được tính riêng cho từng chặng bay của chuyến bay đó, trừ trường hợp hành khách đó đi trên chuyến bay quốc tế kết hợp nội địa với cùng một số hiệu thì được tính cho cả chặng quốc tế và chặng nội địa. Không tính hành khách không có thu.

* Khách có thu: bao gồm khách vận chuyển theo hình thức khuyến mại (ví dụ: mua hai tặng một), các chương trình giảm giá đặc biệt (ví dụ: khách theo chương trình khách hàng thường xuyên-FFP), khách của các chương trình hợp tác giảm giá, khách đi giá ưu đãi (thuyền viên, quân đội, thanh niên, sinh viên…).

* Khách không có thu: khách đi vé miễn cước, khách đi giá vé khuyến mại áp dụng cho nhân viên của hãng hàng không hoặc đại lý của hãng đó hoặc người khác nhưng đi phục vụ công việc của hãng, khách đi với trẻ sơ sinh không chiếm chỗ.

6. Hàng hóa chuyên chở (Freight tone carried): tổng khối lượng hàng hóa (tấn) tính bằng cách cộng dồn tổng tấn hàng chuyên chở trên từng chuyến bay và mỗi tấn hàng chỉ tính một lần cho dù chuyến bay đó gồm nhiều chặng. Đối với trường hợp lượng hàng đó được vận chuyển trên chuyến bay quốc tế kết hợp nội địa với cùng một số hiệu có thể tính riêng cho cả chặng quốc tế và chặng nội địa.

7. Khách-kilomet thực hiện (Passenger kilometres performed): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hành khách chuyên chở trên từng chặng bay với quãng đường của chặng bay đó. Kết quả thu được tương ứng với số kilomet mà tất cả các hành khách đã đi.

8. Ghế-kilomet cung ứng (Seat-kilometres available): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số ghế hành khách cung ứng trên từng chặng với quãng đường của chặng đó (số ghế không thực sự cung ứng cho khách để dành tăng thêm khối lượng nhiên liệu hoặc tải trọng khác sẽ không được dùng để tính).

9. Hệ số sử dụng ghế (Passenger load factor): được tính bằng tỷ lệ % giữa hành khách-km thực hiện và ghế-km cung ứng lấy đến 02 số sau dấu phẩy.

10. Tấn-kilomet thực hiện (Tone-kilometres performed): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hàng hóa vận chuyển trên từng chặng với quãng đường của chặng đó.

Các số liệu sau đây cần được báo cáo riêng rẽ:

a) Hành khách (bao gồm cả hành lý): tính cả hành lý miễn cước và hành lý quá cước, lấy mức trọng lượng chung cho mỗi hành khách là 90 kg.

b) Hàng hóa: các loại hàng hóa, bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao.

c) Bưu gửi: các loại bưu gửi.

11. Tấn-kilomet cung ứng (Tone-kilometres available): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số tấn có thể cung ứng (về hành khách, hàng hóa, bưu gửi) trên từng chặng với quãng đường của chặng đó.

12. Hệ số sử dụng tải (weight load factor): chỉ số phần trăm giữa tấn hàng hóa thực hiện và tấn-kilomet cung ứng. Chỉ số báo cáo lấy đến 02 số sau dấu phẩy.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước 10 giờ 00 ngày 18 hàng tháng.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 lần/tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu ước từ ngày 01 đến ngày cuối tháng.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-3. Báo cáo số liệu vận chuyển tháng (hàng tháng)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ……………………………………………………………………………………………..

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng hợp các loại chuyến bay

Hành khách, hàng hóa, bưu gửi

Các chuyến bay chở hàng

Quốc tế

Nội địa

Quốc tế

Nội địa

a

b

c

d

đ

e

g

CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI THƯỜNG LỆ 

1

Máy bay-km

nghìn

    

2

Số lần máy bay cất cánh

lần chuyến

    

3

Số giờ bay

giờ

    

4

Hành khách chuyên chở

khách

    

5

Hàng hóa chuyên chở

tấn

    

6

Khách-km thực hiện

nghìn

    

7

Ghế-km cung ứng

nghìn

    

8

Hệ số sử dụng ghế

%

    

9

Tấn-km thực hiện     
a) Khách (gồm hành lý)

nghìn

    
b) Hàng (thư tín)

nghìn

    
c) Bưu gửi

nghìn

    
d) Tổng (9a – 9c)

nghìn

    

10

Tấn-km cung ứng

nghìn

    

11

Hệ số sử dụng tải

%

    

CÁC CHUYẾN BAY THƯƠNG MẠI KHÔNG THƯỜNG LỆ

12

Máy bay-km

nghìn

    

13

Số lần máy bay cất cánh

lần

    

14

Số giờ bay

giờ

    

15

Hành khách chuyên chở

khách

    

16

Hàng hóa chuyên chở

tấn

    

17

Khách-km thực hiện

nghìn

    

18

Ghế-km cung ứng

nghìn

    

19

Tấn-km thực hiện

nghìn

    

20

Tấn-km cung ứng

nghìn

    

CHUYẾN BAY TAXI

21

Số lần máy bay cất cánh

lần chuyến

    

22

Số giờ bay

giờ

    

CHUYẾN BAY PHI THƯƠNG MẠI

23

Số giờ bay

giờ

    
        

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-3

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình hoạt động vận chuyển diễn ra trong một tháng.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Chuyến bay thương mại: chuyến bay có thu tiền.

2. Chuyến bay thương mại thường lệ: các chuyến bay thương mại thực hiện theo lịch bay và các chuyến bay tăng chuyến của các chuyến bay theo lịch đó.

3. Chuyến bay thương mại không thường lệ: các chuyến bay thương mại không phải là các chuyến bay thương mại thường lệ nêu trên.

4. Chuyến bay phi thương mại: chuyến bay không thu tiền như chuyến bay thử, chuyến bay huấn luyện v.v.

5. Chuyến bay taxi: chuyến bay thuê chuyến vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu gửi bằng tàu bay nhỏ có số ghế cung ứng tối đa 30 ghế và trọng tải thương mại không quá 3400 kg.

6. Máy bay-kilomet (Aircraft-kilometres): tổng khối lượng sản phẩm tính bằng cách nhân các chuyến bay thực hiện trên từng chặng bay với chiều dài của đường bay đó.

7. Số lần máy bay cất cánh (Aircraft departures): tổng số lần máy bay cất cánh hoặc tổng số chặng bay.

8. Giờ bay (Aircraft hours): tổng số giờ bay thực hiện tính từ khi tháo chèn và đóng chèn (chock-off, chock-on).

9. Hành khách chuyên chở (Passenger carried): tổng số hành khách vận chuyển (bao gồm khách có thu và khách không có thu), mỗi hành khách đi trên một chuyến bay (với cùng một số hiệu chuyến bay) chỉ được tính một lần và không được tính riêng cho từng chặng bay của chuyến bay đó, trừ trường hợp hành khách đó đi trên chuyến bay quốc tế kết hợp nội địa với cùng một số hiệu thì được tính cho cả chặng quốc tế và chặng nội địa. Không tính hành khách không có thu.

* Khách có thu: bao gồm khách vận chuyển theo hình thức khuyến mại (ví dụ: mua hai tặng một), các chương trình giảm giá đặc biệt (ví dụ: khách theo chương trình khách hàng thường xuyên-FFP), khách của các chương trình hợp tác giảm giá, khách đi giá ưu đãi (thuyền viên, quân đội, thanh niên, sinh viên…).

* Khách không có thu: khách đi vé miễn cước, khách đi giá vé khuyến mại áp dụng cho nhân viên của hãng hàng không hoặc đại lý của hãng đó hoặc người khác nhưng đi phục vụ công việc của hãng, khách đi với trẻ sơ sinh không chiếm chỗ.

10. Hàng hóa chuyên chở (Freight tone carried): tổng khối lượng hàng hóa (tấn) tính bằng cách cộng dồn tổng tấn hàng chuyên chở trên từng chuyến bay và mỗi tấn hàng chỉ tính một lần cho dù chuyến bay đó gồm nhiều chặng. Đối với trường hợp lượng hàng đó được vận chuyển trên chuyến bay quốc tế kết hợp nội địa với cùng một số hiệu có thể tính riêng cho cả chặng quốc tế và chặng nội địa.

11. Khách-kilomet thực hiện (Passenger kilometres performed): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hành khách chuyên chở trên từng chặng bay với quãng đường của chặng bay đó. Kết quả thu được tương ứng với số kilomet mà tất cả các hành khách đã đi.

12. Ghế-kilomet cung ứng (Seat-kilometres available): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số ghế hành khách cung ứng trên từng chặng với quãng đường của chặng đó (số ghế không thực sự cung ứng cho khách để dành tăng thêm khối lượng nhiên liệu hoặc tải trọng khác sẽ không được dùng để tính).

13. Hệ số sử dụng ghế (Passenger load factor): được tính bằng tỷ lệ % giữa hành khách-km thực hiện và ghế-km cung ứng lấy đến 02 số sau dấu phẩy.

14. Tấn-kilomet thực hiện (Tone-kilometres performed): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số hàng hóa vận chuyển trên từng chặng với quãng đường của chặng đó.

Các số liệu sau đây cần được báo cáo riêng rẽ:

a) Hành khách (bao gồm cả hành lý): tính cả hành lý miễn cước và hành lý quá cước, lấy mức trọng lượng chung cho mỗi hành khách là 90 kg.

c) Hàng hóa: các loại hàng hóa, bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao.

d) Bưu gửi: các loại bưu gửi.

15. Tấn-kilomet cung ứng (Tone-kilometres available): tổng khối lượng sản phẩm tính được bằng cách nhân số tấn có thể cung ứng (về hành khách, hàng hóa, bưu gửi) trên từng chặng với quãng đường của chặng đó.

16. Hệ số sử dụng tải (weight load factor): chỉ số phần trăm giữa tấn hàng hóa thực hiện và tấn-kilomet cung ứng. Chỉ số báo cáo lấy đến 02 số sau dấu phẩy.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước 10 giờ 00 ngày 05 tháng kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 lần/tháng.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 đến ngày cuối tháng.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-4. Báo cáo số liệu vận chuyển quý (hàng quý)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ……………………………………………………………………………………………..

Cặp sân bay

Vận chuyển thương mại

Từ – Đến

Hành khách (khách)

Hàng hóa (tấn)

Bưu gửi (tấn)

a

b

c

d

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-4

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp hoạt động vận chuyển quốc tế theo cặp sân bay diễn ra trong một quý (03 tháng dương lịch).

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Cặp sân bay (city pair-cột a): liệt kê theo thứ tự ABC tất cả cặp sân bay mà doanh nghiệp hàng không thực hiện các chuyến bay quốc tế đi và đến:

a. Từng cặp cảng hàng không phải được nêu hai lần: dòng đầu theo một chiều và dòng thứ hai theo chiều ngược lại. Ví dụ: dòng đầu: BKK-HAN; dòng thứ hai: HAN-BKK.

b. Số liệu báo cáo theo từng cặp cảng hàng không là số liệu tổng hợp của tất các các chuyến bay thực hiện trên đường bay trong quý.

2. Hành khách (passenger-cột b): số lượng hành khách đi trên các chuyến bay mà hãng hàng không thu tiền, bao gồm cả hành khách vận chuyển theo hình thức khuyến mại (ví dụ: mua hai tặng một), các chương trình giảm giá đặc biệt (ví dụ: khách theo chương trình khách hàng thường xuyên-FFP), khách của các chương trình hợp tác giảm giá, khách đi giá ưu đãi (thuyền viên, quân đội, thanh niên, sinh viên…); không bao gồm khách đi vé miễn cước, khách đi giá vé khuyến mại áp dụng cho nhân viên của hãng hàng không hoặc đại lý của hãng đó hoặc người khác nhưng đi phục vụ công việc của hãng, khách đi với trẻ sơ sinh không có chỗ riêng.

3. Hàng hóa (freight-cột c): khối lượng hàng hóa chuyên chở bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao nhưng không phải là của hành khách.

4. Bưu gửi (mail-cột d): khối lượng thư tín, bưu phẩm, bưu gửi chuyên chở để giao phát cho các cơ quan bưu chính.

– Một số trường hợp đặc biệt phải thực hiện báo cáo:

5. Hợp đồng mua chỗ (Block Space Arrangements): khi doanh nghiệp vận chuyển hàng không mua chỗ trên chuyến bay của hãng hàng không khác để bán lại cho công chúng thì phải báo cáo các số liệu vận chuyển của mình trong phạm vi hợp đồng mua chỗ.

6. Hợp doanh (Pooled Servives): các doanh nghiệp chỉ báo cáo phần vận chuyển của mình trong các hợp doanh.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trong tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng quý.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của quý.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-5. Báo cáo số liệu vận chuyển năm (hàng năm)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………………

Chặng bay

Loại tàu bay

Số chuyến bay

Tải cung ứng

Vận chuyển thương mại

Ghế cung ứng (số lượng)

Tải cung ứng (tấn)

Khách vận chuyển

Hàng hóa vận chuyển

Bưu gửi vận chuyển

a

b

c

d

đ

e

g

h

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-5

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp hoạt động vận chuyển quốc tế theo từng đường bay diễn ra trong một năm (12 tháng dương lịch).

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Cặp sân bay (cột a): liệt kê tất cả cặp sân bay nằm trong hành trình các đường bay được thực hiện trong năm kế hoạch. Hành trình của từng đường bay phải được báo cáo theo từng cặp sân bay (dòng đầu theo một chiều và dòng thứ hai theo chiều ngược lại). Ví dụ: đường bay HAN-DXB-CDG-DXB-HAN

Dòng đầu:

HAN-DXB

Dòng thứ hai:

CDG-DXB

DXB-CDG

DXB-HAN

2. Loại máy bay (cột b): sử dụng các ký hiệu dùng cho từng loại máy bay khai thác giữa hai đầu sân bay như B747, ATR72, A320, B767.

3. Số lượng các chuyến bay (cột c): số lượng các chuyến bay thực tế khai thác giữa hai đầu sân bay đã liệt kê trong cột (a); nếu có nhiều loại máy bay được sử dụng thì báo cáo số lượng các chuyến bay theo từng loại máy bay.

4. Tải cung ứng (cột d và đ):

4.1. Số lượng ghế hành khách: tổng số ghế cung ứng trong một năm giữa hai đầu sân bay được liệt kê trong cột (a); không tính số ghế không được cung ứng để chở khách vì phải dành cho khối lượng nhiên liệu của máy bay hay các loại tải trọng khác;

4.2. Tổng trọng tải thương mại (total payload capacity): tổng trọng tải thương mại cung ứng (chuyên chở thương mại hành khách hành lý, hàng hóa, bưu gửi) trong một năm giữa hai đầu sân bay được liệt kê trong cột (a).

5. Vận chuyển (cột e, g và h): báo cáo tổng khối lượng chuyên chở thương mại thực hiện trên từng chặng không phân biệt nơi xuất phát hay là nơi đến trong hành trình.

5.1. Hành khách (cột e): số lượng hành khách vận chuyển có vé đã mua từ mức 25% giá vé áp dụng thông thường trở lên.

5.2. Hàng hóa/bưu gửi (cột g và h): khối lượng hàng hóa, bưu gửi vận chuyển trên các chuyến bay thương mại bao gồm cả hàng phát chuyển nhanh và túi thư ngoại giao nhưng không tính hành lý của hành khách.

– Một số trường hợp đặc biệt phải thực hiện báo cáo:

1. Hợp đồng mua chỗ (Block Space Arrangements): khi doanh nghiệp vận chuyển hàng không mua chỗ trên chuyến bay của hãng hàng không khác để bán lại cho công chúng thì phải báo cáo các số liệu vận chuyển của mình trong phạm vi hợp đồng mua chỗ.

2. Hợp doanh (Pooled Servives): các doanh nghiệp chỉ báo cáo phần vận chuyển của mình trong các hợp doanh.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trong tháng 01 năm kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng năm.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-6. Báo cáo số liệu chậm, hủy chuyến (hàng ngày)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ……………………………………………………………………………………………..

Cảng hàng không/Toàn mạng cảng hàng không Việt Nam:…………………………

Số chuyến bay thực hiện trong ngày: …………………………………………………….

I. THỐNG KÊ CHUYẾN BAY BỊ CHẬM

Nguyên nhân

Số chuyến bay bị chậm

Tổng thời gian chậm

trên 15′-2 giờ

trên 2 giờ – 3 giờ

trên 3 giờ

Tổng chậm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Nguyên nhân chủ quan       
1.1. Trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không       
 Kiểm tra an ninh

AS

85

     
– Xuất nhập cảnh, hải quan, y tế

AG

86

     
– Trang thiết bị tại sân bay, các vị trí đỗ, ùn tắc tại sân đỗ, các giới hạn về đèn hiệu, các tòa nhà cao tầng, cửa ra tàu bay…

AF

87

     
– Hạn chế tại sân bay đến: sân bay hoặc đường HCC đóng cửa do chướng ngại vật hoặc thời tiết, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AD

88

     
– Hạn chế tại sân bay đi do hạn chế về điều hành bay: sân bay hoặc đường HCC đóng cửa do chướng ngại vật hoặc thời tiết, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AM

89

     
– Hệ thống làm thủ tục hành khách, hành lý hỏng

ED

55

     
– Hệ thống làm thủ tục hàng hóa hỏng

EC

56

     
– Hệ thống làm thủ tục bay hỏng

EF

57

     
– Các hệ thống khác tại cảng hàng không hỏng

EO

58

     
1.2. Quản lý bay       
– Tắc nghẽn luồng không lưu trong điều kiện tiêu chuẩn của nhu cầu và khả năng đáp ứng của đường hàng không khi điều hành bay đường dài

AT

81

     
– Tắc nghẽn luồng không lưu trong điều kiện bất thường về nhu cầu và khả năng đáp ứng của đường hàng không khi điều hành bay đường dài

AX

82

     
– Hạn chế tại điểm đến do sân bay hoặc đường cất hạ cánh đóng cửa do chướng ngại vật, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AE

83

     
– Hạn chế trong điều hành bay do thời tiết tại điểm đến

AW

84

     
1.3. Hãng hàng không       
1.3.1. Kỹ thuật       
 Tàu bay bị hỏng

TD

41

     
– Bảo dưỡng định kỳ nhưng bị kết thúc muộn so với kế hoạch

TM

42

     
– Bảo dưỡng đột xuất; các việc kiểm tra phát sinh sau bảo dưỡng định kỳ

TN

43

     
– Thiết bị phụ tùng, bảo dưỡng bị thiếu, hỏng

TS

44

     
– Phụ tùng thay thế cho tàu bay hỏng phải chờ mang tới từ địa điểm khác

TA

45

     
– Thay thế tàu bay vì lý do kỹ thuật

TC

46

     
– Tàu bay dự phòng không đưa được vào theo kế hoạch vì lý do kỹ thuật

TL

47

     
– Thay đổi chủng loại, tải trọng (số ghế) tàu bay so với kế hoạch

TV

48

     
1.3.2. Chờ chuyển khách, hàng hóa, hành lý từ các chuyến bay khác

RL

91

     
1.3.3. Tổ bay, khai thác bay       
 Kế hoạch bay (tài liệu chuyến bay, các thay đổi chuyến bay) hoàn thành muộn

FP

61

     
– Các thay đổi về khai thác như lượng xăng, lượng tải

FF

62

     
– Tổ bay đến muộn hoặc quá trình chuẩn bị khởi hành bị muộn không vì nguyên nhân tổ bay nối chuyến hoặc chuyển sân

FT, FL

63,

66

     
– Các hạn chế đối với tổ bay như bị ốm đột xuất, chờ tổ bay dự bị, các giới hạn về thời gian bay, các giấy tờ về y tế, thị thực của tổ bay

FS, FC

64,

67

     
– Các yêu cầu đặc biệt đối với tổ bay chuyển sân không liên quan đến các yêu cầu về khai thác

FR, FA

65,

68

     
– Các yêu cầu của cơ trưởng đối với việc kiểm tra an ninh không liên quan đến các yêu cầu về khai thác

FB

69

     
1.3.4. Phục vụ mặt đất       
– Tổng hợp tài liệu chuyến bay (bảng cân bằng trọng tải, bản kê hành khách…) bị chậm, không chính xác

GD

31

     
– Ảnh hưởng của việc bốc/dỡ hành lý đặc biệt, quá khổ; thiếu nhân viên

GL

32

     
– Thiết bị bốc/dỡ bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GE

33

     
– Thiết bị phục vụ bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GS

34

     
– Dọn vệ sinh tàu bay bị chậm

GC

35

     
– Việc tra, nạp xăng dầu bị chậm

GF

36

     
– Cung cấp suất ăn bị chậm

GB

37

     
– Mâm hàng (ULD) bị thiếu hoặc đang bảo trì

GU

38

     
– Trang thiết bị kỹ thuật bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GT

39

     
1.3.5. Sắp xếp lịch bay

     
– Chưa được sắp xếp cửa ra tàu bay theo kế hoạch do ảnh hưởng của chuyến bay khác đang sử dụng

OA

6

     
– Thời gian quay đầu tàu bay ít hơn so với thời gian quay đầu tối thiểu đã thể hiện

SG

9

     
1.3.6. Hành khách và hành lý, hàng hóa, bưu gửi

     
– Kết sổ chuyến bay muộn so với thời gian đóng quầy dự kiến để giải quyết khách sổ chờ

PD

11

     
– Kết sổ chuyến bay muộn so với thời gian đóng quầy dự kiến do ùn tắc, quá tải tại khu vực làm thủ tục

PL

12

     
– Có lỗi khi làm thủ tục đối với hành khách, hành lý

PE

13

     
– Chuyến bay bán quá lượng tải cung ứng; lỗi hệ thống đặt chỗ

PO, CO

14,

25

     
– Phục vụ khách VIP, báo chí; thất lạc hành lý cá nhân

PS

16

     
– Đặt suất ăn bị chậm hoặc đặt không đúng tới nhà cung cấp

PC

17

     
– Quy trình xử lý, phân loại hành lý

PB

18

     
– Có lỗi khi làm tài liệu hàng hóa, bưu gửi

CD, CE

21, 27

     
– Tập kết hàng hóa, bưu gửi đến vị trí muộn

CP, CL

22, 28

     
– Chậm trong việc chấp nhận vận chuyển hàng hóa, bưu gửi

CC, CA

23, 29

     
– Quy cách đóng gói không phù hợp

CI

24

     
– Chuẩn bị, thu xếp kho hàng muộn

CU

26

     
1.3.7. Ảnh hưởng chặng trước

     
– Có lỗi trong hệ thống làm thủ tục thẳng cho hành khách, hành lý nối chuyến

RT

92

     
– Chờ tổ bay tới từ chuyến bay khác

RS, RC

94, 95

     
– Do hoạt động điều hành khai thác của hãng trong việc đổi hành trình, chuyển hướng, ghép chuyến bay, thay đổi tàu bay không vì lý do kỹ thuật

RO

96

     
1.3.8. Lý do khác liên quan đến hoạt động của hãng hàng không

MI

97

     
2. Nguyên nhân khách quan

     
2.1. Thời tiết

     
– Thời tiết tại điểm xuất phát

WO

71

     
– Thời tiết tại điểm đến

WT

72

     
– Thời tiết trên đường bay hoặc tại sân bay dự bị

WR

73

     
– Dọn tuyết/băng trên thân tàu bay

WI

75

     
– Dọn tuyết/băng/cát/nước… tại sân bay

WS

76

     
– Dịch vụ mặt đất bị ảnh hưởng vì thời tiết

WG

77

     
2.2. Lý do khác       
– Tìm khách, khách đến cửa ra tàu bay muộn; dỡ hành lý của khách bị từ chối vận chuyển; khách từ chối tiếp tục hành trình…

PH

15

     
– Phục vụ người tàn tật khi lên/xuống tàu bay

PW

19

     
– Tàu bay hư hại trong quá trình thực hiện chuyến bay (va phải chim, sét đánh, nhiễu động, hạ cánh quá tải, va chạm khi đang lăn)

DF

51

     
– Tàu bay hư hại khi đang trên mặt đất (không trong giai đoạn lăn) do va chạm, hư hại khi chất xếp/dỡ tải, kéo tàu bay, ngập nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt

DG

52

     
– Các lý do khách quan khác

MO, MX

98, 99

     
3. Tàu bay về muộn

RA

93

     
3.1. Tàu bay về muộn vì lý do chủ quan       
3.1.1. Do trang thiết bị, dịch vụ tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước       
3.1.2. Do hạn chế về điều hành bay tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước       
3.1.3. Do hoạt động khai thác của hãng hàng không tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước       
3.2. Tàu bay về muộn vì lý do khách quan       
– Do ảnh hưởng thời tiết chặng bay trước

WO, WT, WR, WI, WS, WG

71, 72, 73, 75, 76, 77

     
– Tìm khách, khách đến cửa ra tàu bay muộn; Dỡ hành lý của khách bị từ chối vận chuyển; Khách từ chối tiếp tục hành trình… của chặng bay trước

PH

15

     
– Phục vụ người khuyết tật khi lên/xuống tàu bay của chặng bay trước

PW

19

     
– Tàu bay hư hại trong quá trình thực hiện chuyến bay của chặng trước (va phải chim, sét đánh, nhiễu động, hạ cánh quá tải, va chạm khi đang lăn)

DF

51

     
– Tàu bay hư hại khi đang trên mặt đất (không trong giai đoạn lăn) do va chạm, hư hại khi chất xếp/dỡ tải, kéo tàu bay, ngập nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt của chặng trước

DG

52

     
– Chặng bay trước bị chậm vì tàu bay về muộn (chậm dây chuyền)       
Tổng chậm (1+2+3)       

2. Thống kê chi tiết các chuyến bay bị chậm

STT

Ngày

Loại tàu bay

Số đăng ký tàu bay

Số hiệu chuyến bay

Chặng bay

SOBT

AOBT

Thời gian chậm

Nguyên nhân chậm

1

9/1/2014

A320

VNA123

AB123

HANSGN

14:00

14:25

25

WO (thời tiết tại điểm xuất phát)

2

9/1/2014

A320

VNA234

AB122

SGNHAN

16:45

17:10

25

RA/WO (tàu bay về muộn vì thời tiết điểm xuất phát chặng trước)

3

9/1/2014

B737

VNA111

AB234

HANVII

5:55

6:45

50

WT (thời tiết tại điểm đến)

4

9/1/2014

A321

VNA112

AB344

SGNDAD

6:05

6:30

25

PH (tìm khách)

 

Tổng số chuyến bay chậm:

4

Tổng thời gian chậm

125

 

II. THỐNG KÊ CHUYẾN BAY BỊ HỦY

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân

Số chuyến bay hủy

1. Do thời tiết 
2. Do kỹ thuật 
3. Do thương mại 
4. Do khai thác 
5. Lý do khác 
Tổng 

2. Thống kê chi tiết chuyến bay bị hủy

STT

Ngày (DD/MM/YYYY)

Loại tàu bay

Số đăng ký tàu bay

Số hiệu chuyến bay

Chặng bay

Nguyên nhân hủy chuyến

1

09/6/2023

A320

VNA123

AB123

HANSGN

Hủy chuyến vì lý do thời tiết tại CHKQT TSN

2

09/6/2023

A320

VNA234

AB122

SGNHAN

Hủy chuyến vì lý do thời tiết tại CHKQT TSN

3

09/6/2023

B737

VNA111

AB234

HANVII

Hủy chuyến vì lý do kỹ thuật

4

09/6/2023

A321

VNA112

AB344

SGNDAD

Hủy chuyến vì lý do kỹ thuật

 

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-6

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: thống kê tổng số chuyến bay cất cánh tại cảng hàng không Việt Nam bị chậm chuyến (Mục I.1) hủy chuyến (Mục II.1) theo nguyên nhân của ngày báo cáo và chi tiết nguyên nhân chậm chuyến (Mục I.2), hủy chuyến (Mục II.2) theo từng chuyến bay của từng ngày đối với từng cảng hàng không và toàn mạng cảng hàng không Việt Nam.

– Chuyến bay cất cánh từ cảng hàng không Việt Nam: từng cảng hàng không tương ứng và toàn mạng cảng hàng không Việt Nam.

– Định dạng báo cáo:

+ Báo cáo được lập dưới định dạng excel.

+ Thời gian được định dạng ngày: DD/MM/YY. Ví dụ 29/MAR/21.

+ Thời gian được định dạng giờ: giờ: phút (hh:ss). Ví dụ: chuyến bay AB123 giờ kế hoạch 10:15, giờ thực hiện 10:20.

– Cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Toàn mạng cảng hàng không Việt Nam: toàn bộ cảng hàng không Việt Nam thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, Người khai thác cảng hàng không, sân bay.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 15 giờ 00 ngày kế tiếp của ngày báo cáo.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng ngày.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): báo cáo số liệu diễn ra trong một ngày dương lịch từ 00 giờ 00 đến hết 23 giờ 59. Thời gian được tính theo giờ Hà Nội.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-7. Báo cáo đội tàu bay và nhân sự (hàng năm)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………………

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ……………………………………………………………………………………………..

Phần I: Đội tàu bay

Loại tàu bay

Số lượng tàu bay từng loại

Cỡ tàu bay

Tình hình khai thác tàu bay trong năm

Hãng sản xuất và kiểu tàu bay

Mã số

Đầu năm

Thay đổi trong năm

Cuối năm

Số ghế lắp đặt

Trọng tải thương mại trung bình (tấn)

Chỉ số MTO trung bình (tấn)

Số lần tàu bay khởi hành

Số giờ bay

Tàu bay- km thực hiện

Tổng số ngày có thể khai thác

Thêm

Bớt

Bay thương mại

Tổng cộng

Bay thương mại

Tổng cộng

Bay thương mại

Tổng cộng

Thường lệ

Không thường lệ

Thường lệ

Không thường lệ

Thường lệ

Không thường lệ

a

b

c

d

e

f

g

h

i

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

Phần II: Nhân sự

Phân loại nhân sự

Số lượng nhân sự

Tổng quỹ lương đối với từng loại (1.000 VNĐ)

Giữa năm

Cuối năm

Lái chính và lái phụ

Nhân viên khác trong tổ lái

Tiếp viên

Thợ máy

Nhân viên bán

Nhân viên khác

Tổng

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-7

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình đội máy bay và nhân sự của doanh nghiệp trong năm báo cáo.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Loại tàu bay, hãng sản xuất và kiểu tàu bay: tên hãng sản xuất và kiểu tàu bay. Ví dụ: Boeing B767-200, Airbus A320, Fokker F70.

2. Mã số

2.1. Mã số đối với các loại máy bay thương mại:

P – Máy bay chở khách.

F – Máy bay chở hàng.

C – Máy bay có thể chuyển đổi: có nghĩa là có thể chỉ chở riêng hàng hóa hoặc chỉ chở riêng hành khách.

2.2. Mã số đối với các loại máy bay phi thương mại:

O – Máy bay dùng vào mục đích huấn luyện, bay nghiên cứu địa lý ….

3. Cỡ tàu bay

+ Số ghế lắp đặt: số lượng ghế lắp đặt trên từng loại tàu bay. Đối với cùng một loại tàu bay mà số ghế lắp đặt khác nhau, ví dụ: 68 ghế, 72 ghế, 80 ghế thì báo cáo thành dãy số 68-72-80.

+ Trọng tải thương mại trung bình: trọng tải thương mại trung bình của mỗi loại tàu bay trong năm, có tính đến những hạn chế về tải do điều kiện khai thác hoặc cung ứng.

+.Chỉ số trung bình của trọng tải cất cánh tối đa (M.T.O.W): chỉ số trung bình của trọng lượng cất cánh tối đa của từng loại tàu bay căn cứ vào chứng chỉ khả phi, tài liệu hướng dẫn bay và các văn bản chính thức khác.

4. Tình hình khai thác tàu bay trong năm

4.1. Báo cáo số lần tàu bay cất cánh và số giờ bay theo các loại sau đây:

– Chuyến bay thương mại: chuyến bay có thu tiền.

– Chuyến bay thương mại thường lệ: các chuyến bay thương mại thực hiện theo lịch bay và các chuyến bay tăng chuyến của các chuyến bay theo lịch đó.

– Chuyến bay thương mại không thường lệ: các chuyến bay thương mại không phải là các chuyến bay thương mại thường lệ nêu trên.

– Tất cả các loại chuyến bay (tổng cộng): bao gồm các chuyến bay thương mại và phi thương mại.

4.2. Tổng số ngày có thể khai thác tàu bay: tổng số ngày từng tàu bay có thể khai thác trong suốt thời gian báo cáo. Những ngày dưới đây không được tính là ngày có thể khai thác tàu bay:

– Những ngày nằm trong khoảng thời gian tính từ khi mua tàu bay đến khi tàu bay thực sự đưa vào khai thác.

– Những ngày sau chuyến bay thương mại cuối cùng trước khi thanh lý tàu bay.

– Những ngày mà tàu bay thuộc “quyền sở hữu” của người khác.

– Những ngày tàu bay không thể khai thác được bởi vì có sự can thiệp của Nhà nước như lệnh cấm bay của một cơ quan có thẩm quyền.

Tất cả những ngày khác phải được coi là ngày có thể khai thác tàu bay, kể cả ngày tàu bay được bảo dưỡng hoặc đại tu.

5. Nhân sự (Phần II)

– Tất cả số liệu liên quan tới nhân sự của doanh nghiệp hàng không, không phân biệt dạng làm việc tạm thời hay trong biên chế trên cơ sở bảng lương vào thời điểm giữa năm và cuối năm của năm báo cáo.

– Tổng quỹ lương đối với từng loại nhân sự bao gồm các loại lương và phụ cấp, tiền làm thêm giờ, phụ cấp bay, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp làm việc tại cơ quan thường trú đặt ở nước ngoài. Không báo cáo khoản phụ cấp đi lại, trang phục, đào tạo……………..

– Đồng tiền dùng trong báo cáo là đồng Việt Nam.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trong tháng 01 năm kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng năm.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu HHK-8. Báo cáo số liệu tài chính (hàng năm)

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: …………………………………………………………………………………………….

Nội dung

Tiểu khoản

Tài khoản chính

1. Chuyến bay thương mại thường lệ

1.1- Hành khách

1.2- Hành lý quá cước

1.3- Hàng hóa

1.4- Bưu phẩm

2. Chuyến bay không thường lệ

2.1- Hành khách và hành lý quá cước

2.2- Hàng hóa và bưu phẩm

3. Doanh thu khác

3.1- Hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không

3.2- Doanh thu khác

4. Tổng doanh thu thuần

  
5. Chi phí khai thác

5.1- Lương người lái, tiếp viên và các chi phí có liên quan cho phi hành đoàn

5.2- Xăng dầu máy bay

5.3- Bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thân tàu bay

5.4- Chi phí thuê tàu bay, tổ lái

5.5- Chi phí huấn luyện người lái, tiếp viên (trường hợp không phân bổ chi phí)

5.6- Các chi phí trực tiếp phục vụ cho hoạt động bay khác

6. Chi phí duy tu, bảo dưỡng

7. Khấu hao và phân bổ chi phí

7.1- Khấu hao cơ bản máy bay

7.2- Khấu hao cơ bản thiết bị mặt đất và trang thiết bị

7.3- Khấu hao nhanh (phần tăng thêm chi phí)

7.4- Phân bổ chi phí chuẩn bị hoạt động và phát triển

7.5- Chi phí huấn luyện người lái, tiếp viên (trường hợp có phân bổ chi phí)

8. Các chi phí tại nhà ga

8.1- Chi phí trả cho các cảng hàng không, sân bay

8.2- Chi phí điều hành bay

8.3- Chi phí khác tại nhà ga (phục vụ khai thác thương mại..)

9. Chi phí phục vụ hành khách

10. Chi phí bán vé, quảng cáo

11. Chi phí quản lý chung

12. Chi phí hoạt động khác

13. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh

14. Kết quả hoạt động kinh doanh

15. Chi thanh lý tài sản

16. Trả lãi vay

17. Chi khác (chi tiết các khoản chi nếu có)

18. Tổng chi khác

19. Tổng chi phí khác

  
20. Lãi (lỗ)

20.1- Lãi (lỗ) trước thuế

20.2- Thuế lợi tức

20.3- Lãi sau thuế

  

 

Tài sản

Tiểu khoản

Tài khoản chính

A. Tài sản ngắn hạn  
1. Tiền và các khoản tương đương tiền  
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn  
3. Phải thu ngắn hạn  
4. Hàng tồn kho  
5. Tài sản ngắn hạn khác  
B. Tài sản dài hạn  
1. Tài sản cố định hữu hình  
1.1. Máy bay  
– Nguyên giá  
– Hao mòn  
1.2. Thiết bị mặt đất và các trang thiết bị khác  
– Nguyên giá  
– Hao mòn  
1.3. Tài sản cố định hữu hình khác  
2. Tài sản cố định vô hình  
3. Các khoản phải thu dài hạn  
4. Tài sản dài hạn khác  
Cộng tài sản  
   

Nguồn vốn

  
1. Nợ ngắn hạn  
2. Nợ dài hạn  
3. Vốn chủ sở hữu  
4. Quỹ đầu tư phát triển  
5. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp  
6. Quỹ khác  
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối  
Cộng nguồn vốn  

Cách thức lập báo cáo Mẫu HHK-8

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp tình hình tài chính (doanh thu, chi phí, tài sản có, công nợ) của doanh nghiệp vận chuyển hàng không đối với việc kinh doanh vận chuyển hàng không diễn ra trong một năm.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Chuyến bay thương mại thường lệ: doanh thu của dịch vụ này được tính toán trên cơ sở các chuyến bay thương mại thường lệ.

1.1. Hành khách: bao gồm doanh thu thuần về hành khách trên các chuyến bay thương mại thường lệ sau khi đã trừ chiết khấu và giảm giá, không bao gồm các khoản thu do khách hàng ứng trước; giá trị vé của hành khách chưa tham gia trên các chuyến bay sắp tới (sau thời điểm lập báo cáo) và giá trị hoàn vé; không bao gồm thuế VAT; phí hoàn vé được báo cáo tại mục 3.1 của Mẫu HHK-8-thu nhập bất thường, phụ.

Thu nhập từ đồ ăn, uống không gồm trong giá vé (được phục vụ theo yêu cầu riêng của hành khách) phải được loại trừ và thể hiện tại mục 3.2 của Mẫu HHK- 8.

Thu nhập từ những dịch vụ trên danh nghĩa phục vụ cho những người đi trên chuyến bay nhưng không phải là hành khách (thành viên của phi hành đoàn) phải được loại trừ và thể hiện ở mục 3.1 của Mẫu HHK-8.

Thu nhập tại mục này không bao gồm khoản phải trả cho việc vận chuyển hành khách tới sân bay, hoa hồng bán vé và các chi phí khác liên quan đến làm thủ tục hành khách hoặc hủy chuyến.

1.2. Hành lý quá cước: những thu nhập phát sinh trong việc vận chuyển hành lý quá mức quy định của hành khách.

1.3. Hàng hóa: thu nhập sau khi đã trừ chiết khấu, giảm giá trên mức giá cơ bản công bố và sự thỏa thuận tỷ lệ thông qua giá của việc thanh toán trên inter-line.

Thu nhập tại mục này bao gồm cả những thu nhập đặc biệt và thu nhập từ việc vận chuyển hàng ngoại giao.

Trong trường hợp nhân viên của hãng vận chuyển có quyền gửi hàng cá nhân với mức giá giảm, thì thu nhập này phải được loại trừ khỏi thu nhập vận tải hàng hóa thông thường.

1.4. Bưu phẩm: bao gồm doanh thu của việc vận chuyển bưu phẩm trong và ngoài nước theo giá quy định.

2. Chuyến bay không thường lệ: bao gồm thu nhập từ những chuyến bay thuê chuyến hoặc các chuyến bay khác không phải là chuyến bay thương mại thường lệ. Mục này cũng chia thành các khoản thu như đã nêu trên:

2.1. Hành lý quá cước.

2.2. Hàng hóa và bưu phẩm.

3. Doanh thu khác: bao gồm thu nhập từ các các hành khách mua vé giảm, miễn cước (nhỏ hơn 25% giá vé thông thường); hoa hồng thu được từ các nhà vận chuyển khác và các hoạt động kinh doanh khác không liên quan đến kinh doanh vận chuyển hàng không.

4. Chi phí phục vụ hoạt động bay:

4.1. Lương và các chi phí khác cho phi hành đoàn: lương và các khoản phải trả như trợ cấp, bảo hiểm, chi phí đi lại và các chi phí tương tự khác bao gồm cả các chi phí trang thiết bị liên quan cho phi hành đoàn (không bao gồm các chi phí cho tiếp viên đã được tính trong phần 9-chi phí phục vụ hành khách).

4.2. Chi phí xăng dầu máy bay: bao gồm cả phí, thuế có liên quan.

4.3. Bảo hiểm hành khách và trang thiết bị tàu bay.

4.4. Chi phí thuê tàu bay.

4.5. Chi phí phục vụ hoạt động bay khác.

5. Chi phí bảo dưỡng sửa chữa: bao gồm các chi phí bảo vệ canh gác tàu bay, động cơ, vật tư dự trữ, chi phí sửa chữa đại tu, chi phí cấp bằng, ….

6. Khấu hao và phân bổ:

6.1. Khấu hao cơ bản của các thiết bị, tàu bay: (mục 4-phần 2- Bảng cân đối kế toán).

6.2. Khấu hao cơ bản của trang thiết bị mặt đất (mục 2-phần 2- Bảng cân đối kế toán). Khấu hao ở đây được tính là khấu hao lũy kế qua các năm của tài sản cố định.

6.3. Khấu hao nhanh: trong trường hợp đơn vị quyết định khấu hao nhanh tài sản cố định, thì phần chênh lệch giữa khấu hao cơ bản và khấu hao nhanh vẫn tính và chi phí và được phản ánh ở mục này.

6.4. Chi phí phân bổ.

6.5. Chi phí đào tạo phi hành đoàn (tiếp viên + người lái): trong trường hợp đơn vị phân bổ dần.

7. Các chi phí sử dụng nhà ga:

7.1. Chi phí hạ cất cánh và các chi phí khác trả cho sân bay.

7.2. Chi phí điều hành bay.

7.3. Chi phí tại ga.

8. Chi phí phục vụ hành khách: chi phí này bao gồm các chi phí phải trả của phi hành đoàn và các chi phí có liên quan đến việc phục vụ hành khách như đồng phục, bảo hiểm… Ví dụ: phí bảo hiểm hành khách trong trường hợp tai nạn tàu bay, bảo hiểm trách nhiệm hành khách trả bởi hãng vận chuyển, suất ăn và các trang thiết bị phục vụ bao gồm cả chi phí cho việc chuẩn bị và người phục vụ cho hành khách. Chi phí phải chịu trong trường hợp hủy chuyến như chi phí khách sạn, ăn uống, taxi… và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc phục vụ hành khách.

9. Quảng cáo, khuyến mại: bao gồm cả những khoản chi phí cho nhân viên bán hàng và những người có liên quan đến hoạt động quảng cáo, khuyến mại.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng năm.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu XDHK. Báo cáo số liệu tra nạp xăng dầu hàng không trong ngày (hàng tuần)

Tên cảng hàng không: ……………………………………………………………………………..

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: …………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

Ngày

Hãng hàng không

Số chuyến bay quốc tế

Số chuyến bay nội địa

Sản lượng tra nạp quốc tế

Sản lượng tra nạp nội địa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Cách thức lập báo cáo Mẫu XDHK

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: doanh nghiệp cung cấp xăng dầu hàng không báo cáo Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tương ứng số liệu tra nạp xăng dầu hàng không trong ngày tại cảng hàng không, sân bay tương ứng.

– Tên cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc thống kê tra nạp xăng dầu hàng không cho các hãng hàng không.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Ngày: ngày hãng hàng không thực hiện chuyến bay đi từ cảng hàng không tính theo giờ Hà Nội. Ví dụ: 20Mar17.

2. Hãng hàng không: tên hãng hàng không thực hiện chuyến bay đi từ cảng hàng không.

– Hãng hàng không Việt Nam: tên đầy đủ hoặc mã 2 chữ của từng hãng. Ví dụ: Vietnam Airlines hoặc VN, VietJet hoặc VJ.

– Hãng hàng không nước ngoài: ghi chung là HKNN.

3. Số chuyến bay quốc tế: số lượng chuyến bay do hãng hàng không đang được thống kê thực hiện xuất phát tại cảng hàng không thống kê và hạ cánh tại cảng hàng không ngoài lãnh thổ Việt Nam.

4. Số chuyến bay nội địa: số lượng chuyến bay do hãng hàng không đang được thống kê thực hiện xuất phát tại cảng hàng không thống kê và hạ cánh tại cảng hàng không của Việt Nam.

5. Sản lượng tra nạp quốc tế: tổng lượng xăng cung ứng cho các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không đang được thống kê, theo đơn vị “tấn”.

6. Sản lượng tra nạp nội địa: tổng lượng xăng cung ứng cho các chuyến bay nội địa của hãng hàng không đang được thống kê, theo đơn vị “tấn”.

Ví dụ: Báo cáo cung cấp xăng dầu tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Ngày

Hãng hàng không

Số chuyến bay quốc tế

Số chuyến bay nội địa

Sản lượng tra nạp quốc tế

Sản lượng tra nạp nội địa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

15JAN17

VN

80

200

1000

1400

15JAN17

VietJet

10

100

150

1500

15JAN17

HKNN

200

0

2000

0

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: doanh nghiệp cung cấp xăng dầu hàng không.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tương ứng.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước 15 giờ 00 ngày thứ Tư hàng tuần theo giờ Hà Nội.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 lần/tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu tính từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến 24 giờ 00 ngày thứ Ba tuần này theo giờ Hà Nội.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu PVMĐ. Báo cáo số liệu vận chuyển từng chuyến bay trong ngày tại cảng hàng không, sân bay (hàng tuần)

Tên cảng hàng không: …………………………………………………………………………….

Đơn vị thực hiện báo cáo:………………………………………………………………………….

Cơ quan nhận báo cáo: ……………………………………………………………………………

Thời hạn gửi báo cáo: …………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

Ngày bay (Date of Operation)

Số hiệu chuyến bay (Flight Number)

Chặng bay (Segment)

Loại MB (Aircraft Type)

Trọng tải cung ứng (Available Tons)

Ghế cung ứng (Configuration)

Hành khách (Passenger)

Hàng hóa (Cargo)

Bưu gửi (Mail)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Cách thức lập báo cáo Mẫu PVMĐ

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền báo cáo Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tương ứng số liệu vận chuyển từng chuyến bay trong ngày tại cảng hàng không, sân bay (hàng tuần).

– Tên cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc báo cáo số liệu theo mẫu.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Ngày bay (Date of Operation): ngày đến/đi cảng hàng không của chặng bay tính theo giờ địa phương. Ví dụ: 20Mar06.

2. Số hiệu chuyến bay (FIight Number): số hiệu chuyến bay gắn với hành trình bay được phê chuẩn. Ví dụ: UA869.

3. Chặng bay (Segment): chặng bay đến/đi cảng hàng không theo hành trình đi của khách, do vậy một số hiệu chuyến bay có thể phải báo cáo theo nhiều chặng bay. Ví dụ: UA869 sẽ phải báo cáo sản lượng hành khách, hàng hóa, bưu gửi cho các chặng: SGN- HKG và SFO-SGN.

4. Loại máy bay (Aircraft Type): mã 3 hoặc 4 ký tự chỉ loại máy bay sử dụng. Ví dụ: 744 hoặc B747/B744 (B747-400); 320 hoặc A320 (A320); 777 hoặc B777/B772 (B777-200); AT7 hoặc AT72 (ATR-72).

5. Trọng tải cung ứng (Available Tons- AT): trọng tải thương mại tối đa của máy bay cho phép chuyên chở các đối tượng vận chuyển (hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi) đối với chuyến bay đó, được tính theo đơn vị kg. AT = Total Traffic Load + Underload Before LMC (tổng trọng tải thương mại đã được đưa lên tàu bay + trọng tải thương mại chưa sử dụng có thể chuyên chở thêm của chuyến bay).

6. Ghế cung ứng (Configuration): số ghế thương mại bố trí của chuyến bay.

7. Hành khách (Passenger): người sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng hàng không nhằm mục đích đi lại giữa các chặng bay của chuyến bay, bao gồm khách có thu nhập, khách giảm giá dịch vụ vận chuyển đặc biệt và khách miễn giá dịch vụ vận chuyển.

8. Hàng hóa (Cargo): hàng hóa tính theo kg được vận chuyển của chuyến bay.

9. Bưu gửi (Mail): lượng bưu gửi tính theo kg được vận chuyển của chuyến bay.

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

– Các đơn vị báo cáo chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cảng vụ hàng không hoặc đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tương ứng.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: báo cáo trước 15 giờ 00 ngày thứ Tư hàng tuần.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo 01 lần/tuần.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ tính từ 00 giờ 00 ngày thứ Tư tuần trước đến 24 giờ 00 ngày thứ Ba tuần này theo giờ Hà Nội.

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Mẫu CHK-01. Báo cáo tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam tại cảng hàng không, sân bay (hàng ngày)

Đơn vị báo cáo:…………………………………………………………………………………..

Cơ quan nhận báo cáo: …………………………………………………………………………….

Thời hạn gửi báo cáo: ………………………………………………………………………………

Kỳ báo cáo: ………………………………………………………………………………………..

Tên cảng hàng không:………………………………………………………………………….

Chỉ tiêu

Hãng hàng không A

Hãng hàng không B

Hãng hàng không…

Hãng hàng không…

Tổng

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Số chuyến

Tỷ lệ

Tỷ trọng

CHUYẾN BAY KHAI THÁC           
            
SỐ CHUYẾN BAY KHỞI HÀNH ĐÚNG GIỜ (OTP)           
            
Chuyến bay bị chậm           
1. Trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay           
2. Quản lý, điều hành bay           
3. Hãng hàng không           
4. Thời tiết           
5. Lý do khác           
6. Tàu bay về muộn           
            
Chuyến bay bị hủy           
1. Thời tiết           
2. Kỹ thuật           
3. Thương mại           
4. Khai thác           
5. Lý do khác           

Cách thức lập báo cáo Mẫu CHK-01

a) Nội dung, yêu cầu báo cáo:

– Yêu cầu: số liệu báo cáo là tổng hợp số liệu chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam xuất phát từ cảng hàng không, sân bay Việt Nam, diễn ra trong một ngày dương lịch.

– Tên cảng hàng không: tên cảng hàng không thực hiện việc thống kê số liệu chậm, hủy chuyến bay các hãng hàng không Việt Nam.

– Thông tin sử dụng trong báo cáo:

1. Chuyến bay bị chậm: chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế (AOBT) muộn trên 15 phút so với lịch bay của hãng hàng không được cập nhật đến thời điểm 22 giờ (giờ Hà Nội) vào hệ thống dữ liệu của Người khai thác cảng hàng không của ngày hôm trước ngày dự kiến khai thác.

2. Chuyến bay bị hủy: chuyến bay không được thực hiện mà lịch bay của chuyến bay này đã được công bố trên hệ thống đặt chỗ, bán vé của người vận chuyển trong vòng 24 giờ so với thời gian khởi hành dự kiến.

3. Tỷ trọng: thương số giữa số chuyến bay bị chậm/hủy chuyến theo từng nguyên nhân trên tổng số chuyến bay bị chậm/hủy chuyến.

4. Nguyên nhân chậm chuyến: tổng hợp từ các nguyên nhân chi tiết với nội dung và các mã (mã chữ, mã số) cụ thể như sau:

Nguyên nhân

1. Nguyên nhân chủ quan

1.1. Trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không

 Kiểm tra an ninh

AS

85

– Xuất nhập cảnh, hải quan, y tế

AG

86

– Trang thiết bị tại sân bay, các vị trí đỗ, ùn tắc tại sân đỗ, các giới hạn về đèn hiệu, các tòa nhà cao tầng, cửa ra tàu bay…

AF

87

– Hạn chế tại sân bay đến: sân bay hoặc đường HCC đóng cửa do chướng ngại vật hoặc thời tiết, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AD

88

– Hạn chế tại sân bay đi do hạn chế về điều hành bay: sân bay hoặc đường HCC đóng cửa do chướng ngại vật hoặc thời tiết, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AM

89

– Hệ thống làm thủ tục hành khách, hành lý hỏng

ED

55

– Hệ thống làm thủ tục hàng hóa hỏng

EC

56

– Hệ thống làm thủ tục bay hỏng

EF

57

– Các hệ thống khác tại cảng hàng không hỏng

EO

58

1.2. Quản lý bay

– Tắc nghẽn luồng không lưu trong điều kiện tiêu chuẩn của nhu cầu và khả năng đáp ứng của đường hàng không khi điều hành bay đường dài

AT

81

– Tắc nghẽn luồng không lưu trong điều kiện bất thường về nhu cầu và khả năng đáp ứng của đường hàng không khi điều hành bay đường dài

AX

82

– Hạn chế tại điểm đến do sân bay hoặc đường cất hạ cánh đóng cửa do chướng ngại vật, hoạt động khai thác, bất ổn chính trị, hạn chế của nhân viên, phải giảm tiếng ồn, chuyến bay đặc biệt, hạn chế bay đêm

AE

83

– Hạn chế trong điều hành bay do thời tiết tại điểm đến

AW

84

1.3. Hãng hàng không

1.3.1. Kỹ thuật

 Tàu bay bị hỏng

TD

41

– Bảo dưỡng định kỳ nhưng bị kết thúc muộn so với kế hoạch

TM

42

– Bảo dưỡng đột xuất; các việc kiểm tra phát sinh sau bảo dưỡng định kỳ

TN

43

– Thiết bị phụ tùng, bảo dưỡng bị thiếu, hỏng

TS

44

– Phụ tùng thay thế cho tàu bay hỏng phải chờ mang tới từ địa điểm khác

TA

45

– Thay thế tàu bay vì lý do kỹ thuật

TC

46

– Tàu bay dự phòng không đưa được vào theo kế hoạch vì lý do kỹ thuật

TL

47

– Thay đổi chủng loại, tải trọng (số ghế) tàu bay so với kế hoạch

TV

48

1.3.2. Chờ chuyển khách, hàng hóa, hành lý từ các chuyến bay khác

RL

91

1.3.3. Tổ bay, khai thác bay

 Kế hoạch bay (tài liệu chuyến bay, các thay đổi chuyến bay) hoàn thành muộn

FP

61

– Các thay đổi về khai thác như lượng xăng, lượng tải

FF

62

– Tổ bay đến muộn hoặc quá trình chuẩn bị khởi hành bị muộn không vì nguyên nhân tổ bay nối chuyến hoặc chuyển sân

FT, FL

63, 66

– Các hạn chế đối với tổ bay như bị ốm đột xuất, chờ tổ bay dự bị, các giới hạn về thời gian bay, các giấy tờ về y tế, thị thực của tổ bay

FS, FC

64, 67

– Các yêu cầu đặc biệt đối với tổ bay chuyển sân không liên quan đến các yêu cầu về khai thác

FR, FA

65, 68

– Các yêu cầu của cơ trưởng đối với việc kiểm tra an ninh không liên quan đến các yêu cầu về khai thác

FB

69

1.3.4. Phục vụ mặt đất

– Tổng hợp tài liệu chuyến bay (bảng cân bằng trọng tải, bản kê hành khách…) bị chậm, không chính xác

GD

31

– Ảnh hưởng của việc bốc/dỡ hành lý đặc biệt, quá khổ; thiếu nhân viên

GL

32

– Thiết bị bốc/dỡ bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GE

33

– Thiết bị phục vụ bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GS

34

– Dọn vệ sinh tàu bay bị chậm

GC

35

– Việc tra, nạp xăng dầu bị chậm

GF

36

– Cung cấp suất ăn bị chậm

GB

37

– Mâm hàng (ULD) bị thiếu hoặc đang bảo trì

GU

38

– Trang thiết bị kỹ thuật bị thiếu, hỏng; thiếu nhân viên

GT

39

1.3.5. Sắp xếp lịch bay

 Chưa được sắp xếp cửa ra tàu bay theo kế hoạch do ảnh hưởng của chuyến bay khác đang sử dụng

OA

6

– Thời gian quay đầu tàu bay ít hơn so với thời gian quay đầu tối thiểu đã thể hiện

SG

9

1.3.6. Hành khách và hành lý, hàng hóa, bưu gửi

 Kết sổ chuyến bay muộn so với thời gian đóng quầy dự kiến để giải quyết khách sổ chờ

PD

11

– Kết sổ chuyến bay muộn so với thời gian đóng quầy dự kiến do ùn tắc, quá tải tại khu vực làm thủ tục

PL

12

– Có lỗi khi làm thủ tục đối với hành khách, hành lý

PE

13

– Chuyến bay bán quá lượng tải cung ứng; lỗi hệ thống đặt chỗ

PO, CO

14, 25

– Phục vụ khách VIP, báo chí; thất lạc hành lý cá nhân

PS

16

– Đặt suất ăn bị chậm hoặc đặt không đúng tới nhà cung cấp

PC

17

– Quy trình xử lý, phân loại hành lý

PB

18

– Có lỗi khi làm tài liệu hàng hóa, bưu gửi

CD, CE

21, 27

– Tập kết hàng hóa, bưu gửi đến vị trí muộn

CP, CL

22, 28

– Chậm trong việc chấp nhận vận chuyển hàng hóa, bưu gửi

CC, CA

23, 29

– Quy cách đóng gói không phù hợp

CI

24

– Chuẩn bị, thu xếp kho hàng muộn

CU

26

1.3.7. Ảnh hưởng chặng trước

– Có lỗi trong hệ thống làm thủ tục thẳng cho hành khách, hành lý nối chuyến

RT

92

– Chờ tổ bay tới từ chuyến bay khác

RS, RC

94, 95

– Do hoạt động điều hành khai thác của hãng trong việc đổi hành trình, chuyển hướng, ghép chuyến bay, thay đổi tàu bay không vì lý do kỹ thuật

RO

96

1.3.8. Lý do khác liên quan đến hoạt động của hãng hàng không

MI

97

2. Nguyên nhân khách quan

2.1. Thời tiết

 Thời tiết tại điểm xuất phát

WO

71

– Thời tiết tại điểm đến

WT

72

– Thời tiết trên đường bay hoặc tại sân bay dự bị

WR

73

– Dọn tuyết/băng trên thân tàu bay

WI

75

– Dọn tuyết/băng/cát/nước… tại sân bay

WS

76

– Dịch vụ mặt đất bị ảnh hưởng vì thời tiết

WG

77

2.2. Lý do khác

 Tìm khách, khách đến cửa ra tàu bay muộn; dỡ hành lý của khách bị từ chối vận chuyển; khách từ chối tiếp tục hành trình…

PH

15

– Phục vụ người tàn tật khi lên/xuống tàu bay

PW

19

– Tàu bay hư hại trong quá trình thực hiện chuyến bay (va phải chim, sét đánh, nhiễu động, hạ cánh quá tải, va chạm khi đang lăn)

DF

51

– Tàu bay hư hại khi đang trên mặt đất (không trong giai đoạn lăn) do va chạm, hư hại khi chất xếp/dỡ tải, kéo tàu bay, ngập nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt

DG

52

– Các lý do khách quan khác

MO, MX

98, 99

3. Tàu bay về muộn

RA

93

3.1. Tàu bay về muộn vì lý do chủ quan

3.1.1. Do trang thiết bị, dịch vụ tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước

3.1.2. Do hạn chế về điều hành bay tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước

3.1.3. Do hoạt động khai thác của hãng hàng không tại cảng hàng không xuất phát của chuyến bay trước

3.2. Tàu bay về muộn vì lý do khách quan

– Do ảnh hưởng thời tiết chặng bay trước

WO, WT, WR, WI, WS, WG

71, 72, 73, 75, 76, 77

– Tìm khách, khách đến cửa ra tàu bay muộn; dỡ hành lý của khách bị từ chối vận chuyển; khách từ chối tiếp tục hành trình… của chặng bay trước

PH

15

– Phục vụ người khuyết tật khi lên/xuống tàu bay của chặng bay trước

PW

19

– Tàu bay hư hại trong quá trình thực hiện chuyến bay của chặng trước (va phải chim, sét đánh, nhiễu động, hạ cánh quá tải, va chạm khi đang lăn)

DF

51

– Tàu bay hư hại khi đang trên mặt đất (không trong giai đoạn lăn) do va chạm, hư hại khi chất xếp/dỡ tải, kéo tàu bay, ngập nước, điều kiện thời tiết khắc nghiệt của chặng trước

DG

52

– Chặng bay trước bị chậm vì tàu bay về muộn (chậm dây chuyền)

– Định dạng báo cáo: báo cáo được lập dưới định dạng excel.

b) Đơn vị thực hiện báo cáo: người khai thác cảng hàng không, sân bay.

c) Cơ quan nhận báo cáo: Cục Hàng không Việt Nam, đại diện Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tương ứng.

d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: báo cáo qua Fax hoặc thư điện tử (E-mail), đồng thời gửi một (01) bản chính về các đầu mối tiếp nhận báo cáo hoạt động.

đ) Thời hạn gửi báo cáo: trước 09 giờ 00 ngày thứ hai kế tiếp của ngày báo cáo.

e) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo hàng ngày.

g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (kỳ báo cáo): số liệu từ 00 giờ 00 đến hết 23 giờ 59 (giờ Hà Nội).

h) Mẫu đề cương báo cáo: không áp dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *