Ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ là gì?

Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký bảo hộ đối với cùng một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. Vậy ngày ưu tiên và quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ là gì? Nhằm hỗ trợ quý khách hàng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Vạn Điểm xin cung cấp những thông tin dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 định nghĩa về Nguyên tắc ưu tiên;
  • Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn về Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
  • Công ước Parisvề bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp;

Ngày ưu tiên trong sở hữu Trí tuệ là gì?

  • Ngày ưu tiên trong sở hữu trí tuệ được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc là ngày nộp đơn hợp lệ tại một quốc gia khác là thành viên của Công ước Paris trong khoảng thời gian theo quy định.
  • Ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là ngày mà Cục Sở hữu trí tuệ công nhận người nộp đơn đã đáp ứng được các điều kiện về hình thức của đơn. Ngày nộp đơn hợp lệ có thể là ngày nộp đơn đầu tiên (nếu đơn không phải sửa chữa, bổ sung gì), hoặc là ngày sửa chữa bổ sung đơn lần cuối cùng tại Cục Sở hữu trí tuệ (nếu đơn chưa chính xác phải sửa chữa, bổ sung thêm các giấy tờ, tài liệu,…)
  • Căn cứ Khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trường hợp được miễn trừ tính mới. Theo đó, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
    • Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
    • Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
    • Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
  • Ngoài ra, Khoản 4 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công bố:
    • Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
    • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
    • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào?

Quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ của Việt Nam xuất phát từ quy định về “nguyên tắc ưu tiên” trong Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Nguyên tắc ưu tiên được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019 cụ thể như sau:

“Điều 91. Nguyên tắc ưu tiên

Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
  2. b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
  3. c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
  4. d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.”

Căn cứ theo Điều 10, Nghị định 103/ 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu Trí tuệ như sau:

Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu

Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:

  1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    • Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;
    • Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
    • Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
    • Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;
    • Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  2. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Căn cứ các quy định trên đây, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp chỉ quy định áp dụng nguyên tắc quyền ưu tiên cho các nhóm đối tượng là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, còn các đối tượng khác không được hưởng quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ. Và quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ chỉ được áp dụng dựa trên cơ sở của đơn đăng ký bảo hộ hợp lệ đầu tiên. Đơn đăng ký bảo hộ này phải được nộp tại một quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế quy định về quyền ưu tiên. Sau đó một khoảng thời gian theo quy định của luật; tổ chức, cá nhân này lại tiến hành yêu cầu xin bảo hộ cho cùng đối tượng đó tại một hoặc một số quốc gia khác là thành viên của điều ước quốc tế đó. Và đơn nộp sau này được coi như là đã được nộp cùng ngày với đơn yêu cầu bảo hộ đầu tiên.

Ví dụ 01: Một công ty A của Nhật Bản nộp đơn đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu X cho sản phẩm “máy tính” tại Nhật Bản, ngày nộp đơn là 01/10/ 2020. Công ty A muốn mở rộng thị trường kinh doanh sang thị trường Việt Nam và ngày 01/02/ 2021 đã tiến hành đăng ký xin bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam và có đăng ký hưởng quyền ưu tiên, hồ sơ đăng ký hợp lệ và đáp ứng các điều kiện về hình thức thì trường hợp này công ty A được hưởng quyền ưu tiên về ngày nộp đơn và ngày nộp đơn ưu tiên sẽ được tính là ngày 01/01/2020 tức ngày mà công ty A nộp đơn đầu tiên tại Nhật Bản.

Ví dụ 02: Một nhà khoa học A của Nhật Bản đăng ký bảo hộ sáng chế X tại Nhật Bản vào ngày 01/09/2020, một nhà khoa học B của Việt Nam đăng ký bảo hộ sáng chế X tại Việt Nam vào ngày 01/12/2020. Sau đó vào ngày 01/03/2021, nhà khoa học A của Nhật Bản tiến hành đăng bảo hộ sáng chế X tại Việt Nam và xin hưởng quyền ưu tiên, thì trong trường hợp này, đơn nộp sau của nhà khoa học A người Nhật Bản được áp dụng quyền ưu tiên là đã nộp vào ngày 01/09/2020. Do đó, đơn của nhà khoa học B người Việt Nam bị coi là đơn nộp sau và sẽ không được cơ quan Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chấp nhận bảo hộ.

Tầm quan trọng của quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ

Việc quy định ngày ưu tiên trong sở hữu trí tuệ hay quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ có và trò và ý nghĩa rất lớn, cụ thể:

Quyền ưu tiên đêm lại nhiều lợi ích, có vai trò quan trọng trong thủ tục cấp Văn băng bảo hộ và bảo vệ những giá trị về mặt kinh tế cho nhãn hiệu.

Một số lợi ích mà chủ sở hữu được hưởng khi nhãn hiệu được áp dụng các nguyên tắc ưu tiên trong sở hữu trí tuệ như sau:

  • Là căn cứ cao nhất để cấp Văn bằng bảo hộ khi có các đơn đăng ký khác mang nhãn hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn đối với sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự;
  • Tạo điều kiện cho sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của người nộp đơn được đăng ký bảo hộ ở các quốc gia khác, tạo điều kiện cho chủ sở hữu mở rộng thị trường kinh doanh.
  • Là căn cứ để giải quyết những tranh chấp hay những vi phạm liên quan đến việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu.

 Dịch vụ tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Luật Vạn Điểm

Luật Vạn Điểm là một trong những Công ty tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, có trình độ cao, và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng mọi thông tin chính xác, đầy đủ về quy trình thủ tục xác lập quyền sở hữu Trí tuệ, Các dịch vụ về Sở hữu trí tuệ của Luật Vạn Điểm bao gồm:

  • Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu Trí tuệ
  • Tư vấn chi tiết về quyền ưu tiên trong sở hữu trí tuệ;
  • Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,… tại cơ quan có thẩm quyền về Sở hữu Trí tuệ;
  • Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
  • Đại diện khách hàng tiến hành phúc đáp các công văn bất hợp lý theo quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
  • Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
  • Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *