Theo thống kê, khoảng 45% các doanh nghiệp nhỏ thất bại ngay sau khi mới thành lập được một, hai năm. Nhưng lại có hàng chục ngàn các vị giám đốc của những công ty vừa và nhỏ thành công và trở thành triệu phú. Tuy nhiên, tất cả các công ty khởi nghiệp kinh doanh đều phải trải qua thử thách mang tên “thất bại” trước khi đạt đến thành công về tài chính. Tuy nhiên, mọi khó khăn, thách thức đều có giải pháp để khắc phục. Hãy bắt đầu với 6 bước cơ bản sau đây để học cách kinh doanh nhỏ thành công.
1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Nguyên tắc đầu tiên để bắt đầu học cách kinh doanh nhỏ là xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế. Việc có một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.
Mọi ý tưởng, kế hoạch sau đó đều dựa trên cơ sở của mục tiêu bạn đã xác định cho doanh nghiệp của mình. Hãy nhớ mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì khả năng thành công của doanh nghiệp bạn càng cao.
2. ĐẦU TƯ KIẾN THỨC KINH DOANH
Hành trình giàu có là một sự lựa chọn. Vì vậy, hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học cách kinh doanh nhỏ trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.
Bạn có biết những người thành công họ làm gì khi khởi nghiệp không? Nếu phải làm việc họ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản về kiến thức kinh doanh như: kế toán đầu tư, tiếp thị, những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư. Ngoài ra, những kỹ năng quản lý tài chính để thành công cũng được chú trọng: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.
Đầu tư cho kiến thức kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng để xây dựng nền tảng cho một doanh nghiệp startup. Đặc biệt là kiến thức về tài chính, quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp có yếu tố quyết định thành công hàng đầu.
3. MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH HOÀN HẢO
Bước tiếp theo để đảm bảo cho bạn khởi nghiệp kinh doanh, học cách kinh doanh nhỏ thành công là hãy lên một bản kế hoạch chi tiết và hoàn hảo để hiện thực hóa mục tiêu, mục đích kinh doanh của mình.
Nếu bạn có ý định bắt đầu kinh doanh thì hãy lường trước tất cả những gì mà doanh nghiệp mình cần có. Số vốn bạn cần để bắt đầu là bao nhiêu? bạn có thể tìm kiếm nhà đầu tư từ những nguồn nào? Bạn nên chọn địa điểm công ty ở đâu thì hợp lý với số vốn mình có? Nhân lực bạn cần để phục vụ công việc kinh doanh cần bao nhiêu người…. Còn vô vàn yếu tố bạn cần rõ ràng và cụ thể trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.
4. XÂY DỰNG CÁC NGUỒN LỰC CẦN THIẾT
Để khởi động doanh nghiệp mới của mình tiến vào thị trường khổng lồ ngoài kia thì khâu chuẩn bị của bạn phải thật hoàn hảo. Dù bạn có kiến thức, học cách kinh doanh nhỏ đã lâu, hiểu biết về thị trường nhưng nếu không có đủ nguồn lực thì cũng không thể nào phát triển được.
Các nguồn lực cơ bản mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có là: vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Một nguồn lực quan trọng có thể bổ sung thêm chính là năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo. Hãy chú trọng xây dựng và các nguồn lực này thật chu đáo, sau đó chỉ là việc đưa doanh nghiệp của bạn tiến lên.
5. LỰA CHỌN HÌNH THỨC KINH DOANH PHÙ HỢP
Một bước nữa học cách kinh doanh nhỏ, quyết định thành công khi khởi nghiệp kinh doanh là lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Thị trường hiện tại với đa dạng các hình thức kinh doanh tạo cơ hội cho bạn thoải mái lựa chọn phương thức kinh doanh. Tuy nhiên, để lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp với mục tiêu kinh doanh cũng như số vốn cơ bản của công ty không phải là điều dễ dàng.
Vì vậy, bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, sản phẩm, số vốn và xu hướng của thị trường hiện tại trước khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh.
6. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
Phát triển thương hiệu sản phẩm của bạn là việc cần làm ngay lập tức sau khi đã có kế hoạch kinh doanh. Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn không thể thiếu được chiến lược phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
Một chiến dịch marketing thương hiệu sẽ giúp hình ảnh của công ty và sản phẩm của bạn nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu.
7. Chấp nhận thất bại để thành công
“Thất bại là mẹ thành công” – câu nói dân gian vô cùng chính xác được áp dụng ở tất cả mọi khía cạnh, bao gồm cả công việc kinh doanh.
Không ai trở thành tỷ phú ngay từ ngày đầu lập nghiệp, cũng không ai ở sẵn trên đỉnh vinh quang ngay từ ngày thứ nhất, chính vì thế, việc gặp khó khăn, vấp ngã là điều vô cùng bình thường trong kinh doanh. Điều mấu chốt mà các nhà kinh doanh cần quan tâm chính là làm thế nào để phục hồi lại phong độ sau khi gặp phải khó khăn và hãy luôn nhớ rằng, biết cách đứng dậy sau khi vấp ngã, không đổ lỗi cho cá tác nhân, người khác là bạn đã thành công được một nửa chặng đường.
Bài viết trên đây đã tìm ra những bài học nổi bật mới nhất mà mọi người, tất cả mọi đối tượng khi kinh doanh đều cần chú ý. Các nhà kinh doanh nếu có thể nắm rõ và vận dụng những bí quyết trên vào thực tiễn để thu hút khách hàng tốt rất nhiều đánh giá so với những gì đã làm trước kia.