Các khó khăn khi thành lập doanh nghiệp mới

Thành lập doanh nghiệp thật sự không phải chuyện đơn giản, không chỉ gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ mà các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về tư duy, quản lý….Hãy cùng Luật Vạn Điểm tìm hiểu các khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp mới nào cũng gặp phải.

Từ sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, rất nhiều thủ tục, giấy tờ thay đổi khiến cho nhiều người bỡ ngỡ. Việc thành lập công ty mới đòi hỏi cần phải có kiến thức, cần nắm rõ các thủ tục hiện hành mới thì bạn mới tốn ít thời gian, công sức và được cấp giấy phép kinh doanh nhanh chóng. Bởi hiện nay có rất nhiều điều luật có liên quan đến lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, từ việc đặt tên công ty, quy định về số vốn điều lệ hay thủ tục góp vốn…..Nhưng bên cạnh các vấn đề về thủ tục và luật pháp, trước khi thành lập doanh nghiệp mới,  các doanh nghiệp còn phải đối mặt với bốn vấn đề lớn sau:

Thứ nhất: Vấn đề về ý tưởng và lập các kế hoạch kinh doanh

Chắc chắn 100% mọi người trước khi quyết định thành lập công ty mới cần phải lên các ý tưởng kinh doanh. Đây là ý tưởng khởi đầu cho tất cả, một ý tưởng tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công và ngược lại bạn sẽ thất bại nếu xây dựng trên ý tưởng tồi. Nhưng thực tế, không ít người thất bại dù ý tưởng rất tuyệt vời và cũng không ít người thành công dựa trên ý tưởng đã quá cũ. Tất cả đều được quyết định bởi việc lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện ý tưởng. Đây là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu bạn lập kế hoạch trước khi thành lập doanh nghiệp càng chi tiết bao nhiêu thì tỉ lệ thất bại càng giảm đi bấy nhiêu.

Thứ hai: Vấn đề về nguồn vốn và cơ sở vật chất

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế không ổn định nhất là khi giá trị bất động sản đang không ngừng thay đổi, mang đến một thử thách lớn và cần cân nhắc kỹ cho các cá nhân, tổ chức trước khi thành lập doanh nghiệp mới. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, có nguồn vốn không lớn, để tìm kiếm một địa điểm kinh doanh hợp lý và lâu dài là không hề đơn giản nhưng đối với các doanh nghiệp lớn thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ thường rất khó khăn trong vấn đề xin hỗ trợ, cấp vốn. Chính vì vậy, nếu bạn có ý định thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy để ý đến nguồn vốn và cơ sở vật chất.

Thứ ba, vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực

Sau khi thành lập công ty xong, các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải tìm những nhân viên cho mình. Việc này rất quan trọng bởi nếu nhân viên giỏi thì khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn tốt hơn. Ngược lại, nhân viên kém, bạn vừa tốn thời ,tiền bạc, công sức mà thậm chí có thể hỏng việc. Nhân viên có năng lực tốt cũng đồng nghĩa với mức lương cao và nhân viên năng lực kém sẽ chấp nhận mức lương thấp nhưng doanh nghiệp cần phải đào tạo lại. Chính vì vậy, bạn cần xác định chính xác các vấn đề có liên quan đến nhân lực cho công ty.

Thứ tư, vấn đề về quản lý

Những người chủ doanh nghiệp không cần phải là một người có chuyên môn công việc tốt mà điều quan trọng và cần thiết nhất chính là kỹ năng quản lý tốt. Với các kế hoạch đặt ra, thì việc quản lý, triển khai các kế hoạch tốt sẽ là yếu tố quyết định cốt lõi đến việc bạn có thành công hay không. Để nâng cao năng lực và khả năng quản lý, chủ doanh nghiệp có thể tham gia các khóa đào tạo hay đơn giản hơn chính là tích lũy kinh nghiệm trong thời gian quản lý của mình. Hãy coi trọng và bổ sung thật nhiều về kỹ năng quản lý của mình trước khi thành lập doanh nghiệp mới.

Bài viết trên đây của Luật Vạn Điểm hy vọng sẽ cho các cá nhân, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hay các tổ chức có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về khó khăn khi thành lập doanh nghiệp. Khó khăn không chỉ đến từ những thủ tục, giấy tờ của pháp luật mà nó còn được xuất phát trong tư duy, cách tổ chức của chính bạn. Công ty chúng tôi còn có các dịch vụ khác như thủ tục thay đổi thành viên góp vốn nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *