Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu đơn giản, nhanh gọn

thủ tục bảo hộ thương hiệu

Bảo hộ thương hiệu là thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền cho thương hiệu của người nộp đơn thông qua việc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đó.

Tại sao phải đăng ký bảo hộ thương hiệu?

Mỗi sản phẩm, dịch vụ là bao tâm huyết, chất xám của những người chủ doanh nghiệp. Chính vì thế, đăng ký bảo hộ thương hiệu là tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo vệ chính mình trước những vấn đề tiêu cực trong kinh doanh. Vậy, bảo hộ thương hiệu đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Thứ nhất, bảo hộ thương hiệu là xây dựng công cụ pháp lý trong bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Thứ hai, bảo hộ thương hiệu có tác dụng phòng ngừa rủi ro xâm phạm sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, bảo hộ thương hiệu giúp gia tăng giá trị hàng hoá/dịch vụ cho doanh nghiệp. 

Thứ tư, bảo hộ thương hiệu giúp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 

Ở Việt Nam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu không bắt buộc. Nhưng những ưu thế từ việc sở hữu một thương hiệu độc quyền giúp cho doanh nghiệp vừa quản trị tốt tài sản của doanh nghiệp, và giúp chiếm nhiều lợi thế trên thị trường. Có thể nói, bảo hộ thương hiệu vừa đảm bảo được các quyền tài sản và cũng làm gia tăng giá trị cho khối tài sản vô hình của doanh nghiệp.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu là gì?

Trên thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định về “thương hiệu”. Mặc dù đây là một thuật ngữ phổ biến và được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Thương hiệu có thể hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp sự đánh giá, ghi nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Nó không chỉ gồm tên thương hiệu mà còn là sự tưởng tượng và cái nhìn vô hình mà người tiêu dùng gắn lên hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong quá trình kinh doanh, hoạt động, doanh nghiệp nào cũng muốn quảng bá, marketing sản phẩm/dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng. Khi đó, những hoạt động quảng cáo, tiếp thị của doanh nghiệp chính là một trong những bước góp phần xây dựng “hình ảnh vô hình”, “cá tính”, “giá trị” cho mình. Mà tổng thể những yếu tố trên có thể coi là thương hiệu doanh nghiệp. Một thương hiệu tồn tại càng lâu thì tỷ lệ thuận với số người biết đến và tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ càng lớn.

“Thương hiệu” bản chất là nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ là tài sản thuộc quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Còn việc “Đăng ký bảo hộ thương hiệu” được hiểu là nộp đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu thương hiệu, là cơ sở để ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác.

Quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu

Để người nộp đơn hiểu hơn các quy định liên quan đến thủ tục bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam (hay nói theo đúng quy định của pháp luật là thủ tục đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, tại bài viết này Công ty Luật Việt An xin được tiếp cận theo tiêu đề “Thủ tục bảo hộ thương hiệu” như trên thực tế rất nhiều người vẫn hay tiếp cận với cách gọi thân quen này.

Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu nhãn hiệu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới. Tra cứu để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu (nhãn hiệu) cần đăng ký.

Sau khi tra cứu đánh giá thương hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu theo các bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

  • Người nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
  • Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu.
  • Số đơn và ngày nộp đơn là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu

  • Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng.
  • Kết thúc xét nghiệm hình thức Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn.
  • Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn.
  • Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu

  • Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng.
  • Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
  • Trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn có quyền chủ động sửa đổi đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu chủ đơn tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình.
  • Khi sửa đổi đơn thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.

Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

  • Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.
  • Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Nếu thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn nộp lệ phí để Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu đã đăng ký.

Bước 7: Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu

Trong vòng 01-02 tháng kể từ ngày chủ đơn nộp lệ phí Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu.

Dịch vụ của Công ty Luật Vạn Điểm về tư vấn thủ tục bảo hộ thương hiệu

Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, Luật Vạn Điểm cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho Quý khách hàng bao gồm:

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện bảo hộ thương hiệu độc quyền;
  • Tư vấn tính khả thi khi bảo hộ thương hiệu;
  • Tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ thương hiệu;
  • Đại diện đăng ký bảo hộ thương hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ;
  • Soạn thảo, ký hồ sơ bảo hộ thương hiệu;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ thương hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *