Tìm hiểu Luật cho thôi việc theo quy định mới nhất hiện nay

Luật cho thôi việc

Chấm dứt hợp đồng do ý chí hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng

Luật cho thôi việc quy định hợp đồng chấm dứt do ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng là việc chấm dứt hợp đồng do ý chí của cả hai bên chủ thể trong quan hệ lao động quyết định. Điều đó có nghĩa hai bên chủ thể trong quan hệ lao động thống nhất với nhau, đồng thuận với nhau và cùng nhất trí việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo Điều 34 Bộ luật lao động 2019 hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm các trường hợp:

  • Hết thời hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 177 Bộ luật lao động 2019: Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên thỏa thuận với nhau về thời hạn của hợp đồng (có thể là 1 năm, 2 năm, 3 năm,…). Vì vậy thông thường khi hết thời hạn này, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt, trừ trường hợp đặc biệt như hai bên gia hạn hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng lao động mới. Cũng có những trường hợp hợp đồng tuy hết hạn nhưng không làm chấm dứt quan hệ hợp đồng lao động giữa các bên dù hai bên không gia hạn hợp đồng hay giao kết hợp đồng lao động mới như trường hợp lao động hết thời hạn nhưng NLĐ vẫn tiếp tục làm việc.
  • Đã hoàn thành công việc trong hợp đồng: Đây là trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động, các bên đã xác định và thống nhất trước công việc mà NLĐ phải hoàn thành theo hợp đồng. Bởi vậy, khi công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động được hoàn thành thì hợp đồng lao động cũng chấm dứt.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động: Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu là trường hợp hợp đồng lao động tuy đang còn thời hạn nhưng các bên thỏa thuận với nhau chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế, việc chấm dứt hợp đồng này thường được thực hiện bằng việc một bên trong quan hệ lao động (NLĐ hoặc NSDLĐ) đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động và được bên kia đồng ý hai bên tiến tới chấm dứt hợp đồng lao động.

Chấm dứt hợp đồng do sự kiện pháp lý phát sinh

Theo luật cho thôi việc thì chấm dứt hợp đồng lao động do sự kiện pháp lý phát sinh được hiểu là hợp động lao động chấm dứt không phụ thuộc vào ý chí của hai bên chủ thể trong quan hệ lao động mà do sự kiện pháp lý phát sinh. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do sự kiện pháp lý phát sinh bao gồm:

  • Người lao động bị kết án phạt: bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc bị sa thải theo quy định của của Bộ luật Tố tụng Hình sự, hình phạt tử hình hoặc cấm làm công việc Giao kết hợp đồng lao động dựa trên bản án hoặc lệnh của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • NLĐ bị chết dựa trên sinh học hoặc bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết theo quy định pháp luật.
  • Người sử dụng lao động là người chết; bị tòa án tuyên bố là không thích hợp cho các vụ kiện dân sự, mất tích hoặc chết. Người sử dụng lao động không phải là thể nhân chấm dứt hoạt động hoặc được cơ quan đăng ký của Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ. Đại diện theo luật định.

Như vậy Luật cho thôi việc chỉ rõ cho người lao động và người sử dụng lao động các trường hợp bất khả kháng, nghỉ việc không do ý chí của hai bên, đây cũng là vấn đề quan trọng mà người thân của người lao động quan tâm.

Hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng

Ngoài trường hợp chấm dứt ở trên thì luật cho thôi việc còn quy định cụ thể các trường hợp chấm dứt chỉ do ý chí của một bên. Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng còn được gọi là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo luật cho thôi việc có hiệu lực năm 2021, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên đã thỏa thuận với nhau về thời hạn hợp đồng lao động. Về nguyên tắc, các bên phải thực hiện đúng cam kết cho đến khi hết thời hạn của hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, vì nhiều lý do khác nhau có thể dẫn đến việc NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với NSDLĐ.

Trong đó người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại Điều 35 BLLĐ 2019 trong đó có chia ra hai trường hợp phải thông báo và không cần báo trước.

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp động.

Tương tự như quy định của luật cho thôi việc đối với trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt, NSDLĐ trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Tuy nhiên, NSDLĐ không thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách tùy tiện, bởi điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của NLĐ, đặc biệt là trong lĩnh vực việc làm. Vì vậy, để tránh tình trạng lạm quyền, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động một cách bừa bãi, NSDLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ cần phải có căn cứ và phải tuân theo những thủ tục nhất định.

Theo quy định của BLLĐ năm 2019, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn khi có các lý do sau đây:

  • Chấm dứt HĐLĐ do lỗi của NLĐ hoặc vì lý do khách quan: Khi NLĐ có lỗi hoặc vì lý do khách quan mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể giải quyết được thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Việc chấm dứt này nhằm đảm bảo quyền quản lý lao động của NSDLĐ. (Điều 36 BLLĐ 2019)
  • Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, dù có các căn cứ nêu trên nhưng NSDLĐ vẫn không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đó là đối với các trường hợp như NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn lao động; NLĐ đang nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng; NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản,…

Để chấm dứt HĐLĐ ngoài căn cứ chấm dứt, NSDLĐ còn phải thực hiện nghĩa vụ báo trước theo Khoản 2 Điều 36.

  • Chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc lý do kinh tế: Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển cũng như để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi cơ cấu công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm của mình.

Ngoài ra cùng với lý do thay đổi cơ cấu công nghệ, NSDLĐ còn có thể chấm dứt HĐLĐ vì lý do kinh tế. Tuy nhiên không có nghĩa cứ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến khó khăn về tài chính là có quyền chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ. Những lý do khó khăn về kinh tế thường được chấp nhận để chấm dứt HĐLĐ phải là sự khó khăn kinh tế ở diện rộng của nền kinh tế như khủng hoảng hoặc suy thoái nền kinh tế hoặc trường hợp nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện các cam kết quốc tế.

  • Chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp có sự thay đổi: Trong trường hợp thua lỗ dẫn đến sự thay đổi của doanh nghiệp như sáp nhập, hợp nhất chia tách,..điều đó dẫn đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thay đổi thì có quyền cho NLĐ thôi việc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Luật cho thôi việc của Luật Vạn Điểm. Nếu như khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì về luật doanh nghiệp, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình,…hoặc quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ bên công ty chúng tôi, quý khách vui lòng liên hệ qua các thông tin sau:

  • Hotline: 0972837873
  • Gmail: luatvandiem001@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *