Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp

Do sự thay đổi về số lượng thành viên hoặc quy mô, định hướng phát triển của doanh nghiệp mà dẫn đến sự thay đổi về loại hình doanh nghiệp để phù hợp với quy định pháp luật hoặc tăng hiệu quả kinh doanh, sản xuất. Do đó, Luật Vạn Điểm sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

Thay đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (hay còn gọi là thay đổi loại hình doanh nghiệp) là một trong những hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp với số lượng thành viên, quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Sau khi chuyển đổi, công ty được chuyển đổi sẽ chấm dứt tồn tại, công ty chuyển đổi sẽ thừa kế các quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời chịu trách nhiệm các khoản nợ, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp được chuyển đổi.

Ví dụ: công ty TNHH A thay đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần A. Lúc này, công ty TNHH A chấm dứt sự tồn tại và công ty cổ phần A sẽ thừa kế toàn bộ các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty TNHH A.

Các trường hợp thay đổi loại hình doanh nghiệp

Các trường hợp thay đổi loại hình doanh nghiệp mà Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) chuyển đổi thành công ty hợp danh (CTHD), công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần (CTCP);
  • CTCP chuyển đổi thành công ty TNHH và ngược lại;
  • Công ty TNHH một thành viên chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại.

Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp 

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp được tiến hành như sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị 

Trước khi tiến hành thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp, cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu tại Phục lục I-2, I-3, I-4 và I-5 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên trong trường hợp chuyển đổi thành CTHD, công ty TNHH hai thành viên trở lên; hoặc danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp chuyển đổi thành CTCP.
  4. Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đối với:
    • Thành viên công ty là cá nhân: trong trường hợp chuyển đổi thành CTHD, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
    • Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân: trong trường hợp chuyển đổi thành CTCP.
    • Chủ sở hữu công ty là cá nhân: trong trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.
    • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: trong trường hợp chuyển đổi thành CTCP, công ty TNHH.
    • Người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  5. Bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với:
    • Thành viên công ty là tổ chức: trong trường hợp chuyển đổi thành CTHD, công ty TNHH hai thành viên trở lên.
    • Cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức: trong trường hợp chuyển đổi thành CTCP.
    • Chủ sở hữu công ty là tổ chức: trong trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên.

Tùy thuộc vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn để chuyển đổi, hồ sơ còn phải kèm theo các giấy tờ sau:

  • Trường hợp DNTN chuyển đổi thành CTHD, công ty TNHH, CTCP: các giấy tờ được quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP  

  • Trường hợp công ty TNHH chuyển đổi thành công ty CP và ngược lại: các giấy tờ được quy định tại điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 26 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

  • Trường hợp công ty TNHH 01 thành viên chuyển đổi thành công ty TNHH 02 thành viên trở lên: các giấy tờ được quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

  • Trường hợp công ty TNHH 02 thành viên trở lên chuyển đổi thành công ty TNHH 01 thành viên: các giấy tờ được quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 26 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Trình tự tiến hành

Thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự khá đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như hướng dẫn bên trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải:

  • Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ thay đổi loại hình doanh nghiệp tại Luật Vạn Điểm:

  • Tư vấn các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ thay đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc cần thiết trước và sau khi thay đổi loại hình doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết tư vấn thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho Luật Vạn Điểm theo Hotline: 0972837873 để được giải đáp chính xác và nhanh chóng. Luật Vạn Điểm luôn tự hào là đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín với đội ngũ luật sư giàu chuyên môn và kinh nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *